Ia Pa bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) có hơn 70% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Jrai, Bahnar. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã vận động người dân tích cực gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, trong đó có không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Nhiều năm nay, nghệ nhân Siu Nhoel (buôn Ia Rniu, xã Ia Broăi) vẫn kiên trì, tích cực vận động dân làng lưu giữ, bảo tồn văn hóa cồng chiêng. Theo ông, đó là phần “hồn” của buôn làng, là báu vật của cha ông để lại. Tuy tuổi cao sức yếu, nhưng nghệ nhân Siu Nhoel vẫn đau đáu với việc giữ tiếng chiêng cho thế hệ mai sau. Ông đã tập hợp một số thanh niên để dạy đánh cồng chiêng cho đúng bài, đúng điệu. “Tôi dạy chiêng cho mấy đứa nhỏ trong làng từ năm 1976 đến nay. Giờ đây, bọn nhỏ biết đánh chiêng, nhảy xoang hết rồi. Có những đứa học từ nhỏ rồi sau khi đi lấy vợ, lấy chồng vẫn quay lại nhờ tôi chỉ dạy tiếp”-ông tâm sự.
Nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của nghệ nhân Siu Nhoel, tiếng cồng chiêng vang xa đã cuốn hút đông đảo thanh niên trong xã tham gia tập luyện. Dù bận rộn với công việc nhưng vì đam mê với cồng chiêng nên em Kpă Tư-con trai nghệ nhân Siu Nhoel luôn tranh thủ thời gian để học cha mình cách đánh chiêng. “Em đam mê cồng chiêng từ nhỏ nên hễ rảnh lúc nào là theo bố học lúc đó. Ngày thứ bảy, chủ nhật, em rủ thêm các bạn tập trung học cả ngày, thậm chí học cả tối. Em muốn lưu giữ lại giá trị văn hóa của dân tộc mình để sau này có thể truyền dạy lại cho thế hệ mai sau”-Kpă Tư bộc bạch.
Nghệ nhân Siu Nhoel (buôn Ia Rniu, xã Ia Broăi) dạy các em nhỏ đánh chiêng. Ảnh: Như Loan
Nghệ nhân Siu Nhoel (buôn Ia Rniu, xã Ia Broăi) dạy các em nhỏ đánh chiêng. Ảnh: Như Loan
Không chỉ truyền dạy cách chơi cồng chiêng, nghệ nhân Siu Nhoel còn vận động dân làng lưu giữ cồng chiêng. Nghe theo lời ông, nhiều gia đình dù có lúc gặp khó khăn nhưng vẫn kiên quyết không bán các bộ chiêng quý vốn là báu vật của buôn làng, dòng họ. Hiện nay, huyện Ia Pa có 99 bộ cồng chiêng, trong đó có 23 bộ cồng chiêng quý; đồng bào Jrai còn giữ được 90 bộ cồng chiêng, đồng bào Bahnar giữ được 9 bộ. 
Là một trong những người còn lưu giữ nhiều bộ chiêng, ông Kpă Kassim (buôn Broăi, xã Ia Broăi) cho hay: “Gia đình mình còn giữ được mấy bộ chiêng cổ từ thời ông bà để lại. Hơn 10 năm qua, nhiều người đến gạ gẫm hỏi mua với giá cao nhưng mình kiên quyết không bán. Nếu có tiền thì mình mua thêm cồng chiêng để lưu giữ. Đối với gia đình mình, những bộ chiêng này là tài sản vô giá, là truyền thống văn hóa của gia đình, dòng họ, của dân tộc”.
Để bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng, những năm qua, huyện Ia Pa đã triển khai nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả. Huyện thường xuyên tổ chức các lễ hội biểu diễn cồng chiêng, hỗ trợ mua sắm những bộ cồng chiêng mới, mở các lớp dạy đánh cồng chiêng cho gần 200 em học sinh. Qua đó, các em đã được các nghệ nhân truyền dạy nhiều bài chiêng truyền thống. Những lớp học như thế này giúp thế hệ trẻ ý thức về trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ và phát triển văn hóa cồng chiêng cho mai sau. 
Ông Nguyễn Thái Sơn-Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Ia Pa-cho biết: “Thực hiện Đề án 02-ĐA/HU ngày 8-12-2014 của Ban Thường vụ Huyện ủy về “Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào tại chỗ, xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở vững mạnh”, giai đoạn 2021-2025, Trung tâm đã tham mưu giúp UBND huyện xây dựng kế hoạch đầu tư bảo tồn văn hóa cồng chiêng. Cùng với đó, Trung tâm mở được 6 lớp dạy đánh cồng chiêng cho các em học sinh ở 4 đơn vị trường học. Thời gian tới, Trung tâm sẽ dành kinh phí để tiếp tục đầu tư mở các lớp dạy cồng chiêng ở các trường học để sau khi học xong các em có thể chơi thành thục một số bài chiêng truyền thống, lan tỏa niềm đam mê với cồng chiêng cho thế hệ trẻ, góp phần bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng”.
NHƯ LOAN

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.