Bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch - Hướng đi bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế-xã hội thông qua mô hình du lịch cộng đồng đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số.

Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã ra đời và đi vào đời sống xã hội được 5 năm.

Chợ phiên Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ (Phong Thổ, Lai Châu). (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Chợ phiên Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ (Phong Thổ, Lai Châu). (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)



Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như các địa phương đã triển khai nhiều nhiệm vụ nhằm thực hiện Nghị quyết, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa trên khắp đất nước.

Việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế-xã hội thông qua mô hình du lịch cộng đồng đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số.

Hướng phát triển bền vững ở vùng đồng bào dân tộc

Các nghiên cứu về văn hóa, phát triển bền vững trong nước và thế giới những năm qua đã cho thấy, phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển văn hóa.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phải gắn kết giữa hai nhiệm vụ là phát triển kinh tế phải song song với phát triển văn hóa, để văn hóa làm giàu cho người dân…

Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) nhận định Việt Nam có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc. Đây chính là điều kiện, cơ sở quan trọng để phát triển du lịch cộng đồng - loại hình du lịch dựa vào tài nguyên của cộng đồng, do cộng đồng làm chủ, tham gia xây dựng, phát triển sản phẩm vì lợi ích của cộng đồng.

Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản phải gắn với phát triển du lịch mới là hướng đi bền vững, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Huyện Mai Châu là địa phương đầu tiên phát triển du lịch cộng đồng từ những năm 1990. Đến nay, huyện đã có 7 điểm hoạt động và phát triển du lịch cộng đồng điển hình.

Từ mô hình của Mai Châu, nhiều địa phương khác cũng học tập, khai thác các giá trị đặc trưng của đồng bào các dân tộc để phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Bản Quyên là một làng cổ, nơi sinh sống của cộng đồng người Tày thuộc xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Đây là một bản làng tiêu biểu nhất còn lưu giữ được bản sắc văn hóa đặc trưng với các di sản vật thể, phi vật thể của đồng bào dân tộc Tày để triển khai mô hình Làng văn hóa dân tộc Tày.

Cộng đồng cư dân bản Quyên vẫn còn lưu giữ được quần thể kiến trúc gồm 32 nhà truyền thống ẩn mình trong không gian cảnh quan thiên nhiên vùng trung du miền núi rất hấp dẫn.

Đến với bản Quyên, du khách rất thích thú khi được trải nghiệm một số công việc thường ngày của người Tày như hái chè, sao, vò chè; chẻ nan, tự tay đan một số đồ dùng, quạt từ lá cọ.

Du khách còn được thưởng thức những món ăn do người dân chế biến từ sản vật địa phương, rau rừng...

Sau một ngày trải nghiệm, buổi tối, du khách tiếp tục tham gia cắm trại, nghe hát then đàn tính, hát sli, làn điệu lượn cùng người dân địa phương...

Phó giáo sư-tiến sỹ Đặng Văn Bài (Hội Di sản Việt Nam) đánh giá, đặc trưng cơ bản trong mô hình du lịch cộng đồng ở bản Quyên là di sản văn hóa của đồng bào dân tộc được bảo tồn, phát huy một cách sống động ngay trong lòng môi trường văn hóa, sinh thái, nhân văn – nơi di sản được khơi nguồn, duy trì và vun đắp bởi chính khả năng sáng tạo không ngừng nghỉ của cộng đồng chủ thể văn hóa.

Mô hình làng văn hóa bản Quyên gắn với phát triển du lịch cộng đồng đã đáp ứng được yêu cầu về phát triển bền vững.


 

Một góc bản Lao Chải 1, bản Văn hóa du lịch cộng đồng thuộc xã Khun Há (Tam Đường, Lai Châu). (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Một góc bản Lao Chải 1, bản Văn hóa du lịch cộng đồng thuộc xã Khun Há (Tam Đường, Lai Châu). (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)



Tiến sỹ Trần Hữu Sơn (Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam) qua thời gian nghiên cứu cũng cho rằng, sau gần 20 năm phát triển, du lịch cộng đồng được xây dựng thành công ở các vùng người Thái, Tày, Dao, H'mông tại các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái… đã góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nguồn sinh kế mới cho người dân vùng cao.

Các điểm du lịch cộng đồng như bản Lác, bản Văn (huyện Mai Châu, Hòa Bình), bản Áng (huyện Mộc Châu, Sơn La), bản Mển, Phiêng Lơi (Điện Biên)… đã trở thành điểm đến quen thuộc của các hãng lữ hành và tour du lịch vùng cao Tây Bắc.

Hỗ trợ phát triển du lịch kết hợp với bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số

Theo tiến sỹ Trần Hữu Sơn (Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam), xây dựng các điểm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa thực sự vẫn còn là công việc mới mẻ với người dân.

Đây là lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi sự vào cuộc của 4 “nhà,” gồm người dân, doanh nghiệp, nhà khoa học, cơ quan quản lý nhà nước.

Trước hết, chủ nhân của điểm du lịch - tức là đồng bào các dân tộc - phải tự nguyện tham gia một cách sáng tạo với Ban Quản lý hiệu quả, có quy chế hoạt động thiết thực, dân chủ.

Cộng đồng là chủ nhân nên phải được hưởng lợi ích phù hợp, tránh tình trạng “người chủ” nghèo mà doanh nghiệp đưa khách đến lại giàu.

Tiếp đến, nhà doanh nghiệp là đối tác đưa khách đến điểm du lịch của đồng bào các dân tộc. Chỉ khi có khách du lịch đến, điểm du lịch cộng đồng mới phát triển được.

Doanh nghiệp không chỉ cung cấp khách mà còn góp phần hỗ trợ vốn, tập huấn cho cộng đồng. Kinh doanh du lịch vẫn rất cần sự vào cuộc của các nhà tư vấn, nhà khoa học giúp người đân, chính quyền địa phương, doanh nghiệp xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch phù hợp, đảm bảo giữ được bản sắc riêng có của từng dân tộc, vùng miền.

Cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, xây dựng cơ chế chính sách đặc thù cho các điểm du lịch cộng đồng.

Cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương còn là lực lượng điều hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp. Do đó, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa 4 “nhà” nêu trên một cách hữu cơ, mật thiết để phát triển du lịch cộng đồng lịch gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số một cách bền vững nhất.

Liên quan đến lĩnh vực du lịch, cụ thể là phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hỗ trợ các địa phương tổ chức nhiều chương trình khảo sát, phát triển sản phẩm tại vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên…

Đặc biệt là triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá, hỗ trợ các địa phương vùng cao như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang; nghiên cứu, khảo sát và lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng; phát triển mô hình du lịch cộng đồng…

Hiện, Tổng cục Du lịch đang xây dựng dự thảo quyết định của Thủ tướng về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ các địa phương biên giới phát triển du lịch kết hợp với bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số.

Theo dự thảo, quyết định này sẽ quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch kết hợp bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số đối với các xã biên giới thuộc các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.

Các cơ chế, chính sách hỗ trợ đề xuất tập trung vào hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; hỗ trợ bảo tồn văn hóa phục vụ phát triển du lịch; đào tạo năng lực cho người dân tộc thiểu số phát triển du lịch; hỗ trợ xây dựng sản phẩm du lịch; kết nối thu hút khách du lịch và xúc tiến, quảng bá du lịch.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Quang Tùng đã khẳng định, cơ chế, chính sách phải đúng là chính sách thật, làm thật và đạt hiệu quả. Tức là phải nghiên cứu kỹ thực trạng, đánh giá đúng những thuận lợi, khó khăn, đối tượng thụ hưởng; đề xuất chính sách sát thực tế, có cơ chế phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và nâng cao năng lực người dân để tự thân họ có thể phát triển du lịch chứ không phải cứ có ngân sách nhà nước mới phát triển.

Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.