Bao nhiêu người Nga mắc kẹt tại Dải Gaza ?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Ngày 18/10 tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ), đại diện thường trực của Nga tại LHQ - Nebenzyac cho biết, khoảng 1.000 người Nga cùng gia đình của họ đã bị mắc kẹt do lệnh phong tỏa Dải Gaza của Israel.
Cấp cứu người bị nạn tại bệnh viện Ali Ahli. Ảnh: TTXVN

Cấp cứu người bị nạn tại bệnh viện Ali Ahli. Ảnh: TTXVN

Ông Nebenzyac lưu ý rằng Nga đã yêu cầu một cuộc điều tra khách quan về vụ tấn công bệnh viện Al-Ahly ở Dải Gaza và trừng phạt những người chịu trách nhiệm. Nga cũng kêu gọi Israel ngay lập tức cung cấp quyền tiếp cận nhân đạo, ngừng bắn càng sớm càng tốt và mở các hành lang nhân đạo.

Theo Đại diện thường trực Nga tại LHQ cho biết: “Hơn 2 triệu cư dân trong khu vực này vẫn không có nước, thực phẩm, chăm sóc y tế, nhiên liệu và điện.Trạm kiểm soát duy nhất ở biên giới với Ai Cập là Rafah, hiện lại bị tấn công bằng tên lửa và vì thế không được mở cho dân thường và cung cấp hàng hoá nhân đạo”.

Trước đó, Đại sứ Nga tại Israel Anatoly Viktorov cho biết, công dân Nga bị mắc kẹt cùng với công dân các nước SNG khác, đang ở phía Nam Dải Gaza. Theo ông, tình hình khu vực này đã “gần ở mức thảm khốc”.

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

(GLO)- Hãng tin Reuters ngày 15/11 đưa tin Thủ tướng Đức Scholz trong cuộc phỏng vấn với báo Sueddeutsche Zeitung, thừa nhận Đức phải thay đổi mức chi tiêu để ứng phó với "tình trạng khẩn cấp về tài chính" do xung đột ở Ukraine gây ra, sau khi phe đối lập trung hữu đề cập chính sách "phanh nợ".