Bảo hiểm Xã hội tỉnh và thành phố Pleiku giữ ngôi đầu bảng xếp hạng DDCI 2022

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Theo báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI) tỉnh Gia Lai năm 2022, ở nhóm các sở, ban, ngành, Bảo hiểm Xã hội tỉnh tiếp tục giữ vị trí cao nhất (71,24 điểm); Sở Thông tin và Truyền thông xếp vị trí thứ 2 (71,05 điểm) và Sở Kế hoạch và Đầu tư giữ vị trí thứ 3 (70,79 điểm). Còn ở nhóm các địa phương, 3 vị trí đầu bảng lần lượt thuộc về thành phố Pleiku (70,36 điểm), thị xã An Khê (69,75 điểm) và huyện Đức Cơ (69,23 điểm).
  1. Bảng xếp hạng chỉ số DDCI Gia Lai năm 2022 nhóm các sở, ban, ngành
    Bảng xếp hạng chỉ số DDCI Gia Lai năm 2022 nhóm các sở, ban, ngành

Tổng số đơn vị được đánh giá trong DDCI Gia Lai 2022 là 35 đơn vị, trong đó có 18 đơn vị nhóm sở, ban, ngành và 17 đơn vị thuộc nhóm cấp huyện. Tổng số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia trả lời khảo sát là 818 đơn vị; các đơn vị này được chọn ngẫu nhiên để đảm bảo tính khách quan từ danh sách doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đang hoạt động trong năm 2022 do Cục Thuế tỉnh cung cấp và danh sách doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh từng thực hiện thủ tục hành chính hoặc tương tác với các đơn vị trong năm.

Bảng xếp hạng chỉ số DDCI Gia Lai năm 2022 nhóm các địa phương
Bảng xếp hạng chỉ số DDCI Gia Lai năm 2022 nhóm các địa phương

Chỉ số DDCI Gia Lai 2022 bao gồm 8 chỉ số thành phần: tính minh bạch, tính năng động, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, hỗ trợ doanh nghiệp, thiết chế pháp lý và vai trò người đứng đầu.

Chỉ số DDCI Gia Lai được xây dựng theo quy trình 3 bước, gồm: thu thập thông tin thông qua khảo sát các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn; tính toán các chỉ số thành phần và chuẩn hóa trên thang điểm 10; gán trọng số và tính điểm số DDCI tổng hợp gồm điểm của các chỉ số thành phần trên thang điểm tối đa 100.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

(GLO)- Đến thời điểm này, huyện Chư Pưh đã thu được gần 29 tỷ đồng nộp ngân sách, đạt khoảng 120% dự toán tỉnh và HĐND huyện giao (trừ tiền sử dụng đất). Từ nay đến hết năm 2024, ngành Thuế huyện tiếp tục triển khai các giải pháp để quản lý thuế, chống thất thu cũng như khai thác tốt các nguồn thu.

Tập huấn kiểm kê tài sản công

Tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công

(GLO)- Ngày 28 và 29-11, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Gia Lai.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Nhà máy Đường An Khê triển khai vụ ép mía 2024-2025. Ảnh: Ngọc Minh

Nhà máy Đường An Khê triển khai vụ ép mía 2024-2025

(GLO)- Sáng 27-11, Nhà máy Đường An Khê (tỉnh Gia Lai) triển khai công tác chuẩn bị vào vụ ép mía 2024-2025; phát động ký cam kết chấp hành các quy định của pháp luật về an ninh trật tự, bảo đảm an toàn giao thông đối với Nhà máy Đường An Khê, cá nhân kinh doanh vận tải niên vụ mía 2024-2025.