Bão chồng bão, nước Mỹ đang gặp thách thức lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tình trạng bão từ nghiêm trọng có thể cản trở nỗ lực tái thiết sau bão Helene và bão Milton khi làm gián đoạn liên lạc vệ tinh, lưới điện và hệ thống định vị toàn cầu (GPS).

Cảnh tàn phá sau bão Helene tại Swannanoa, Bắc Carolina, Mỹ, ngày 2/10/2024. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Cảnh tàn phá sau bão Helene tại Swannanoa, Bắc Carolina, Mỹ, ngày 2/10/2024. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

Đêm 10/10 theo giờ Việt Nam, Trung tâm Dự báo Thời tiết Không gian (SWPC) của Mỹ cảnh báo tình trạng bão từ nghiêm trọng có thể cản trở nỗ lực tái thiết sau bão Helene và bão Miltonkhi làm gián đoạn liên lạc vệ tinh, lưới điện và hệ thống định vị toàn cầu (GPS).

Theo SWPC thuộc Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia (NOAA), một vụ phóng vật chất cực mạnh từ vành nhật hoa (CME) đã tấn công Trái Đất vào đêm cùng ngày, làm gián đoạn từ trường của Trái Đất và nhanh chóng đạt đến tình trạng Bão từ G4 (nghiêm trọng) vào sáng sớm 11/10.

Hiện tượng này xảy ra vào thời điểm Mặt Trời đang tiến gần - hoặc có thể đang ở - đỉnh điểm của chu kỳ 11 năm khi hoạt động tăng cao.

Dự kiến cơn bão từ này sẽ kéo dài trong ngày 11/10 và ngày 12/10 theo giờ Việt Nam, với khả năng đạt đến mức cực đại G5 - tương tự như hiện tượng từng ghi nhận hồi tháng 5 năm nay khi chúng tạo ra cực quang rực lửa có thể quan sát được ngay cả từ các cực của Trái Đất.

SWPC cho biết trung tâm này đã cảnh báo Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Liên bang và các cơ quan nhà nước phải hành động sớm để giảm thiểu mọi tác động tiềm tàng.

Cảnh báo được đưa ra vào thời điểm những cơ quan này đang phải căng mình ứng phó với hậu quả của 2 cơn bão lớn là Helene và Milton.

Trả lời họp báo tại Washington, chuyên gia Shawn Dahl tại SWPC cho biết có khoảng 5.000 vệ tinh cần được điều chỉnh quỹ đạo do lực cản của khí quyển tăng lên.

CME - những đám mây plasma khổng lồ và từ trường đi kèm do Mặt Trời phun ra - có thể tàn phá từ quyển của Trái Đất, nơi bảo vệ hành tinh khỏi bức xạ hạt. Chúng có thể gây nhiễu vệ tinh, tín hiệu vô tuyến và hệ thống định vị GPS. Chúng cũng gây ra mối đe dọa đối với lưới điện. Đơn cử như "cơn bão Halloween" vào tháng 10/2003 đã gây mất điện ở Thụy Điển và làm hỏng hệ thống lưới điện ở Nam Phi.

Những cơn bão từ vào tháng Năm đã "vô hiệu hóa" các hệ thống GPS chính xác mà nông dân Mỹ sử dụng trên khắp vùng Trung Tây đại bình nguyên Bắc Mỹ, dẫn đến tổn thất tài chính lớn. Chúng cũng có thể khiến một số máy biến áp cao thế ngừng hoạt động, song không gây gián đoạn quy mô lớn đối với lưới điện.

Theo Minh Tâm (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thời tiết ngày 25/6: Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, nhiều khu vực đất liền mưa lớn cục bộ

Thời tiết ngày 25/6: Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, nhiều khu vực đất liền mưa lớn cục bộ

Theo dự báo, ngày 25/6, vùng áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên khu vực Bắc Biển Đông và có xu hướng mạnh lên trong những ngày tới. Trên đất liền, mưa lớn trên diện rộng ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng tại vùng trũng.

Nước lũ cô lập hơn 600 hộ dân ở Lạng Sơn

Nước lũ cô lập hơn 600 hộ dân ở Lạng Sơn

Từ ngày 19 đến ngày 23-6, mưa lớn kéo dài trên diện rộng đã gây ngập lụt, sạt lở đất nghiêm trọng tại 2 huyện Hữu Lũng và Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, khiến hàng trăm hộ dân bị cô lập, nhiều tài sản thiệt hại, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.

null