Báo chí xung kích đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong những năm gần đây, khi mạng xã hội bùng nổ, cạnh tranh thông tin với báo chí chính thống đã xuất hiện một số thuật ngữ mới để chỉ một loại hình “báo chí”, trong đó có cụm từ... “báo chí công dân” và nhà báo “hai mặt”. “Báo chí công dân” trở thành mảnh đất màu mỡ để cho nhà báo “hai mặt” tung hoành, thỏa thích nêu cái gọi là “chính kiến”; ở đó, nói là “phản biện”, nhưng thực chất lại là nêu những quan điểm sai trái, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận lịch sử, bôi đen chế độ.

Với vai trò bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, trước hết, chúng ta cần nhận thức rõ vai trò của báo chí cách mạng (BCCM) Việt Nam trong đời sống xã hội, nhất là trong tình hình hiện nay.

Vai trò báo chí cách mạng Việt Nam

Từ khi ra đời, Đảng ta và Bác Hồ đã khẳng định BCCM Việt Nam là công cụ tuyên truyền, cổ động, tổ chức và lãnh đạo. Báo chí còn giữ vai trò, nhiệm vụ định hướng dư luận. Có một nhận xét đã trở thành kinh điển: Báo chí cách mạng Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng đưa đất nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong tiến trình đồng hành ấy, BCCM Việt Nam đã hội tụ, tiếp thu những trào lưu tiến bộ của báo chí thế giới kết hợp những nét đặc trưng của văn hóa, con người Việt Nam để khẳng định vị thế, vai trò của mình. Báo chí cách mạng luôn có mặt ở tâm điểm các giai đoạn lịch sử của đất nước, thực hiện xuất sắc vai trò công cụ tuyên truyền, cổ động, tổ chức và lãnh đạo.

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta ra sức thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa theo đường lối đổi mới mà Đảng ta đã khởi xướng và tổ chức lãnh đạo thực hiện; vai trò định hướng dư luận đang đặt ra cho BCCM Việt Nam những nội dung mới cùng những yêu cầu mới cao hơn, nặng nề hơn. Vai trò đó của BCCM Việt Nam đòi hỏi vừa bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng phải nhận được sự đồng thuận trong xã hội. Trong một cuộc gặp gỡ đội ngũ người làm báo cách nay chưa lâu, đồng chí Trương Thị Mai-Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương từng nhấn mạnh rằng: Báo chí cách mạng Việt Nam cần nhận lĩnh sứ mệnh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đó cũng là sứ mệnh mới của BCCM Việt Nam, để từ đó góp phần khơi dậy khát vọng lớn, giấc mơ lớn tạo thành sức mạnh tinh thần. Bởi từ sức mạnh tinh thần sẽ nhân lên được sức mạnh vật chất.

Các phóng viên phỏng vấn Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025). Ảnh: Đ.T

Các phóng viên phỏng vấn Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025). Ảnh: Đ.T

Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định: Báo chí phải đi đầu trong việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần quan trọng hình thành và từng bước hoàn chỉnh lý luận về sự nghiệp đổi mới của Đảng, lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới. Vai trò, sứ mệnh mới trong việc định hướng dư luận xã hội của BCCM Việt Nam còn đòi hỏi tạo ra sự đồng thuận xã hội. Khi đường lối, chủ trương của Đảng lãnh đạo phù hợp với ý chí, tâm tư, nguyện vọng của tuyệt đại đa số Nhân dân, nó sẽ trở thành sức mạnh to lớn. Nhờ tạo được đồng thuận xã hội, mà Nhân dân ta đã từng đoàn kết, trên dưới một lòng, Bắc-Nam một ý chí, vượt qua mọi gian khổ để giành độc lập, thống nhất đất nước. Và, bài học này vẫn tiếp tục được minh chứng sinh động trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế.

Điều cần nhấn mạnh ở đây nữa là bối cảnh mới cũng đòi hỏi sự đổi mới những nội dung định hướng dư luận xã hội để thể hiện sự thống nhất giữa nhu cầu-mục tiêu-lợi ích của dư luận xã hội. Đảng, Nhà nước luôn có nhu cầu nắm bắt lòng dân, để điều tiết, định hướng, quản lý xã hội. Đất nước đang tiến bước mạnh mẽ tới những mục tiêu phát triển mới cũng là khi lịch sử đang đặt lên vai BCCM Việt Nam những sứ mệnh mới. Những sứ mệnh ấy, có thể chưa từng có tiền lệ nhưng 98 năm (1925-2023) đồng hành cùng lịch sử dân tộc, đất nước đã cho thấy BCCM Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng luôn đi lên từ chính vị thế của mình và trở thành nguồn nội lực phát triển mạnh mẽ cho đất nước, cho dân tộc.

Nhận diện và cảnh giác nhà báo “hai mặt”

Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, thông tin số, mạng xã hội làm cho báo chí phát triển nhanh về quy mô, cơ cấu và loại hình. Đi cùng với đó, việc tuyên truyền, xuyên tạc, phát tán các quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch và kẻ bất mãn chế độ, vì lợi ích cá nhân, cục bộ, trở nên rất dễ dàng. Chính bởi những điều “dễ dàng” nói trên, mà vai trò và sứ mệnh của BCCM Việt Nam phải là “người đứng mũi chịu sào” thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chủ động đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là yêu cầu cấp thiết. Phát huy những thành tựu, ưu điểm và khắc phục những khó khăn, yếu kém, khuyết điểm, thách thức để phát triển nền báo chí thực sự là công cụ, vũ khí chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, là phương tiện thiết yếu của xã hội, góp phần quan trọng vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong khi hàng vạn người làm báo, nhà báo, phóng viên đã và đang không ngừng học tập, nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và rèn đức, luyện tài để trở thành người làm báo chân chính thì lại có không ít nhà báo làm ngược lại, nói ngược, viết ngược đăng trên trang cá nhân, trên mạng xã hội. Đó là nhà báo “hai mặt”. Mang danh nhà báo, nhưng có một bộ phận lại không chịu đứng trong khuôn khổ của người “chiến sĩ cách mạng”, tự tách mình ra khỏi cộng đồng đồng nghiệp chân chính, không chịu học tập, rèn luyện đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ. Đạo đức kém, “tài năng lệch chuẩn” là môi trường thuận lợi để “vi rút” trong con người nhà báo “hai mặt” sinh sôi, nảy nở. Biểu hiện cụ thể của những nhà báo “hai mặt” này là viết, nói để “sinh nhai” thì khác, để được đăng, phát trên các phương tiện truyền thông chính thống thì khác; còn khi tham gia vào “thị trường” mạng xã hội thì lại viết, nói khác, biến trắng thành đen, bình luận sai lệch, nói xấu, bôi nhọ sự vật và hiện tượng, phủ nhận cái tốt, cái đúng, cái thiện, tô vẽ, cổ súy cái sai, cái ác. Có trường hợp còn lợi dụng chức năng phản biện xã hội trên báo chí để biểu lộ quan điểm cá nhân không phù hợp với quy định của pháp luật. Nhận diện nhà báo “hai mặt” để người đọc, xem, nghe khi tiếp xúc mạng xã hội biết mà cảnh giác.

Muốn triệt tiêu loại “vi rút” nói trên, thiết nghĩ, có lẽ phải triệt tiêu từ vật chủ của nó, có thế mới trong sạch “làng báo” chân chính-những chiến sĩ cách mạng, danh hiệu mà Bác lúc sinh thời đã trao cho báo chí. Đáng tiếc, cũng có những tờ báo, tạp chí vì một lý do nào đó, đôi khi để lọt những bài viết vô bổ, ác ý như nói trên lên mặt báo, trang tin của mình. Năm 2022, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã kiểm tra, thanh tra 61 cơ quan báo chí, phát hiện 32 cơ quan báo chí vi phạm, 2 cơ quan báo chí bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động báo chí vì vi phạm nội dung nói trên, hàng chục nhà báo, phóng viên bị kỷ luật, bị thu hồi thẻ nhà báo, trong đó có 1 tổng biên tập bị kỷ luật cảnh cáo, thu hồi thẻ nhà báo.

Những năm lại đây, đã có nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước, bộ, ngành chức năng ban hành, điều chỉnh về hoạt động báo chí khá chặt chẽ, nhưng vẫn có không ít cơ quan báo chí và nhà báo, phóng viên vi phạm. Cơ quan có chức năng lãnh đạo, định hướng, chủ quản và quản lý báo chí của trung ương và địa phương cần liên tục, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, uốn nắn, xử lý sai phạm nói chung, trong đó, phát hiện và xử lý nghiêm minh loại nhà báo “hai mặt” này thì hy vọng sẽ làm cho nền BCCM chúng ta ngày càng phát triển lành mạnh, cung cấp cho công chúng những sản phẩm sạch, loại bỏ những sản phẩm bẩn. Đó chính là báo chí tự làm trong sạch mình, là góp phần đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

Khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Pleiku khóa XII

Khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Pleiku khóa XII

(GLO)- Sáng 19-12, tại Hội trường 19-5, HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) đã khai mạc kỳ họp thứ 17 để đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025 và quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền.

Lãnh đạo Binh đoàn 15 động viên công nhân trước khi bước vào hội thi cạo mủ. Ảnh: V.H

Sáng mãi phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” - Kỳ cuối: Đẩy mạnh sản xuất kết hợp với xây dựng vùng biên vững mạnh

(GLO)- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tham gia sản xuất là một nhiệm vụ vẻ vang mà Đảng và Chính phủ giao cho Quân đội”, Binh đoàn 15 phối hợp cùng với cấp ủy, chính quyền và người dân tiến hành khai hoang, phục hóa, gieo mầm xanh nơi vùng đất khó biên giới Tổ quốc.

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim (bìa phải) và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại cuộc họp báo chung. Ảnh: Bernama

Thủ tướng Malaysia bổ nhiệm cựu Thủ tướng Thái Lan làm cố vấn không chính thức vào năm 2025

(GLO)- Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại TP. Putrajaya (Malaysia), Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim thông báo đã bổ nhiệm ông Thaksin Shinawatra làm cố vấn không chính thức vào năm 2025 khi Malaysia đảm nhiệm chức Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á.

Già làng Nay Hen (bìa trái, buôn Jứ, xã Ia Broắi) hướng dẫn người dân chuẩn bị cây giống thuốc lá. Ảnh: L.N

Ia Pa phát huy vai trò người uy tín

(GLO)- Những năm qua, đội ngũ người có uy tín ở huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) luôn đi đầu trong công tác tuyên truyền thực hiện chính sách dân tộc và giữ gìn khối đại đoàn kết trong cộng đồng dân cư, là tấm gương tiêu biểu trên các lĩnh vực của đời sống.

Đồn Biên phòng Ia Mơ vững vàng thế trận lòng dân

Đồn Biên phòng Ia Mơ vững vàng thế trận lòng dân

(GLO)- Với phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, Đồn Biên phòng Ia Mơ luôn chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) triển khai nhiều hoạt động củng cố, phát huy thế trận lòng dân ở khu vực biên giới.