Bảng lảng mùa sương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiếc xe bắt đầu sang số, nhấn ga để vào địa phận đèo dốc. Trước mặt chúng tôi, sương giăng đầy. Sương bao trùm đỉnh núi, bám phủ quanh rừng cây, buông mình lên những vạt cỏ, xóa luôn dấu vết con đường quanh co, khúc khuỷu. Kính xe mờ, mặt người đẫm lạnh.

Sương đang chở mùa thương trôi về bảng lảng, sương gọi thêm kỷ niệm chiếm lấy, bao bọc tâm hồn. Mới đó mà đã hơn 10 năm, tôi mới trở lại nơi này.

Tháng 3 về, sương trắng và mỏng nhẹ hơn sương của mùa đông. Đi giữa trời đầy sương, cảm giác không buốt lạnh mà chỉ có sự nhẹ nhàng lan tỏa. Tôi có thói quen cùng ký ức dạo dọc miền sương, cảm nhận mọi trạng thái của hiện tượng thiên nhiên đặc biệt này. Có lần, tôi ngủ dưới sương đúng nghĩa ở một thảo nguyên rộng lớn. Gió khuya hun hút, sương khuya từng giọt đính vào tâm tư ướt sũng nỗi niềm. Tôi cùng bạn bè ngồi quanh đống lửa ca hát, chuyện trò và truyền cho nhau hơi ấm từ những trái bắp. Nhưng rồi, hơi lạnh của đêm và cơn buồn ngủ đã tìm đến đánh gục những con người lãng mạn, ưa xê dịch này.

Chúng tôi phải tạm dừng những câu chuyện còn dang dở, bỏ lại ngọn lửa đang cố rướn lên trong gió. Nằm trong lều, tôi lắng tai, nghe từ xa xăm, trong vòm cây đen thẫm có con chim lạc bầy cất lên từng hồi tha thiết. Không gian dần chìm vào yên tĩnh, chỉ còn nghe tiếng gió tạt ngang và ánh sáng le lói của những hòn than sắp tàn.

Tôi trằn trọc rồi ngồi dậy, mơ màng nhớ về những mùa sương đi qua trong cuộc đời. Tôi gặp lại khu vườn không phải là cổ tích. Trước mắt tôi hiện ra là mênh mông đồng bãi khô cằn mà cả bà, cả mẹ và sau này là chị tôi đã cày cuốc cùng bao lo toan, vất vả. Đất quê bạc màu lại thiếu nước, trồng được vạt rau, luống cà, dường như phải tận dụng hết khả năng và kinh nghiệm được đắp bồi theo năm tháng.

Mỗi mùa sương về, sợ nhất là sương muối, sau đợt rét hại, như thể kim châm khiến con người ngậm ngùi, ái ngại khi hoa màu héo rũ, xác xơ. Tôi ưu tư nhớ về mùa sương trong lần ngược núi. Đỉnh núi cao, quanh năm sương phủ. Cuộc sống dân làng nơi đây bấp bênh, khổ cực nhưng không vội vã, chộn rộn mà cứ bình yên, dẫu sương lạnh len lỏi vào từng con ngõ nhỏ, từng mái nhà sàn, từng đám cây dại. Nói không ngoa, nhiều người nơi chân núi này chưa từng bước ra khỏi màn sương... Họ chỉ lầm lụi tựa đời mình bên góc vườn đầy sỏi và những đám ruộng bậc thang phụ thuộc vào nước trời.

12.jpg
Minh họa: HUYỀN TRANG

Buổi sáng ở vùng cao thường lạnh. Tôi nhìn thấy không gian bao la giăng mắc một màn sương. Sương đùn ra từ núi. Sương thong thả dắt nhau từ dưới thung sâu. Sương lấp đầy tầm mắt. Ngồi bó gối nhìn ra ngoài, tôi thấy mình bé nhỏ. Một lúc lâu, sương tan dần, biến thành nhiều hình thù đầy màu sắc dưới ánh nắng ban mai. Một tấm voan nhẹ vẫn còn quấn quanh đỉnh núi. Trong làn gió nhẹ, sương dạt dần để lộ những vạt rừng xanh mướt. Tôi đi như ai sai khiến, lòng ngập tràn hứng khởi. Sương đậu trên ngọn cỏ trong lành. Sương đọng trong phễu lá lấp lánh, bình yên. Sương níu chân, lành lạnh. Tôi dừng lại, hân hoan, ngửa mặt lên trời, nghe dịu êm tiếng sương rơi.

Sương không chỉ là hiện tượng thiên nhiên mà còn là đặc trưng, là linh hồn của nơi nó hiện diện. Sương trong những khoảnh khắc, hình thù, trạng thái khác nhau đã giúp con người đúc kết những kinh nghiệm quý báu để nuôi trồng. Sương không chỉ là hơi lạnh phả tràn mà những sắc màu của nó đã mang đến cho đất trời vẻ đẹp vừa nhẹ nhàng vừa rực rỡ. Những cánh đồng bao la, thấp thoáng những chiếc nón trắng ẩn hiện. Những cánh rừng đang kỳ thay lá, thật ảo diệu của muôn vàn sắc thái. Những cung đường uốn lượn. Tất cả đều thật đẹp trong lãng đãng sương mờ.

Mùa sương thường chóng vánh, đến rồi đi không hẹn ước. Cũng chính sự vội vã này đã khiến tôi chưa kịp chuẩn bị tâm thế đón nhận sau bao ngày chờ mong. Để rồi, lòng vừa hụt hẫng, ngẩn ngơ vừa vấn vương, lưu luyến trước dải sương pha trong bóng chiều lặng lẽ.

Có thể bạn quan tâm

Gia tài của cha

Gia tài của cha

(GLO)- Hoài niệm về ký ức quãng đời sống cùng cha mẹ, anh chị em chúng tôi thường nhắc đến gia tài của cha-di sản truyền thế hệ, chất keo kết dính tình thủ túc dường như chẳng có nỗi buồn.

Nhớ khói đốt đồng

Nhớ khói đốt đồng

(GLO)- Mỗi khi tiết trời chuyển mình vào hạ, tôi lại chộn rộn một nỗi nhớ không tên. Tôi nhớ quê, nhớ cánh đồng, nhớ mùi khói đốt đồng lan trong gió chiều nhè nhẹ. Đó là mùi của đất, của nắng, của thời gian và tuổi thơ nơi đồng bãi.

Bên chiếc cầu thang nhà dài

Bên chiếc cầu thang nhà dài

(GLO)- Ngày trước, khi đến buôn Đôn (Đắk Lắk), tôi được ngắm nhìn những ngôi nhà dài bằng gỗ lâu niên của người Ê Đê đẹp đến nao lòng. Ấn tượng đầu tiên là 2 chiếc cầu thang dẫn lên nhà sàn còn in đậm vết thời gian.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Nẻo về tháng Tư

Nẻo về tháng Tư

(GLO)- Bước chân trên dải biên cương một ngày tháng Tư nắng đượm, tôi thốt nhiên nhớ tới mấy câu thơ của Nguyễn Bình Phương: “Những cột mốc vùng biên bóng trải xiêu xiêu/Dãy núi oằn lên từng nhịp thở”.

Gió đồng mùa hạ

Gió đồng mùa hạ

(GLO)- Gió từ cánh đồng quê lại thổi tràn qua ô cửa nhỏ, mang theo hương thơm nồng nàn của lúa non và mùi ngai ngái của đất sau cơn mưa đầu mùa.

Mùa rẫy tới

Mùa rẫy tới

Mấy ngày nay thường hay có dông vào buổi chiều. Gió ùn ùn thốc tới. Mây từ dưới rừng xa đùn lên đen sì như núi, bao trùm gần kín khắp bầu trời. A Blưn thấy ông nội lẩm nhẩm tính rồi nói mấy hôm nữa đi phát rẫy.

Bài học đầu đời

Bài học đầu đời

(GLO)- Mãi đến bây giờ, cánh tay tôi vẫn còn một vết sẹo. Vết sẹo đỏ ửng, kéo dài trông thật “thiếu thẩm mỹ”. Bạn bè khuyên đi xóa sẹo nhưng tôi lại không muốn. Bởi lẽ, với tôi, vết sẹo ấy gắn liền cùng kỷ niệm về bài học đầu đời.

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.

Hương ngọc lan

Hương ngọc lan

(GLO)- Hương ngọc lan là mùi hương thanh khiết nhất mà tôi được biết trong tuổi thơ của mình. Đó là sự dịu ngọt nhẹ nhàng và vô cùng gây thương nhớ cho người lữ khách.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Xôn xao chợ núi

Xôn xao chợ núi

(GLO)- Chợ núi cũng như bao khu chợ ở nhiều vùng miền khác, là nơi mua bán trao đổi, gặp gỡ chuyện trò. Song, chính sự chân chất, bình dị của những phiên chợ này lại khiến bao người nhớ nhung.