'Bác Trọng' trong trái tim nữ Đại tướng Campuchia Chey Beaupha

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
“Bác Trọng” đã trở thành thần tượng của Đại tướng Chey Beaupha, Phó Tổng Thư ký Cơ quan Quốc gia về Phòng chống ma túy Campuchia, Phó Chủ tịch Hội cựu Sinh viên Campuchia từng học tập tại Việt Nam.
Đại tướng Chey Beaupha, Phó Tổng Thư ký NACD. (Ảnh: NACD/TTXVN phát)

Đại tướng Chey Beaupha, Phó Tổng Thư ký NACD. (Ảnh: NACD/TTXVN phát)

Phong cách giản dị, thanh liêm, dành trọn cuộc đời cống hiến cho công cuộc phát triển đất nước và hạnh phúc nhân dân của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã trở thành những chủ đề được tôn vinh, thảo luận nhiều trong những ngày qua, lan tỏa mạnh mẽ không chỉ ở Việt Nam, mà ở bạn bè khắp nơi trên thế giới.

Không ít người sử dụng cách xưng hô thân tình, trìu mến gọi người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam là “Bác Trọng,” xem ông như người thân trong gia đình, thể hiện tình cảm kính trọng, thân thương, yêu quý.

Trong sổ tay công tác của mình, với nhiều trang ghi chép về những phát biểu trong công tác xây dựng Đảng và cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động, chẳng biết từ bao giờ, “Bác Trọng” đã trở thành thần tượng của bà Chey Beaupha, Đại tướng, Phó Tổng Thư ký Cơ quan Quốc gia về Phòng chống ma túy của Campuchia (NACD), Phó Chủ tịch Hội cựu Sinh viên Campuchia từng học tập tại Việt Nam (CAVA).

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Đại tướng Chey Beaupha xúc động chia sẻ tình cảm đau buồn khi nhận được thông tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần.

Đối với một cựu lưu học sinh nhiều năm gắn bó với đất nước và con người Việt Nam như Đại tướng Chey Beaupha, đó là sự đau buồn như thể mất đi người thân của mình, xen lẫn niềm tiếc thương đối với “Bác Trọng,” một nhà lãnh đạo liêm khiết, mẫu mực, đã dành cả một đời vì đất nước và nhân dân Việt Nam.

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, bà Chey Beaupha gọi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là “Bác Trọng” với tình cảm kính yêu, xúc động. (Ảnh: Hoàng Minh/TTXVN)

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, bà Chey Beaupha gọi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là “Bác Trọng” với tình cảm kính yêu, xúc động. (Ảnh: Hoàng Minh/TTXVN)

Phó Chủ tịch CAVA bộc bạch: “Bác luôn mong muốn đất nước mình giàu có, hùng cường như các quốc gia phát triển trên thế giới nhưng bản thân Bác không có gì. Tôi đã tìm hiểu về cuộc đời, tiểu sử của ông. Bác sống trong một ngôi nhà nhỏ nhưng luôn mong muốn có nhiều tòa nhà lớn được xây dựng trên đất nước mình."

Có quá trình gắn bó học tập lâu dài 7 năm ở Việt Nam, có khả năng sử dụng tiếng Việt trôi chảy, Phó Tổng thư ký NACD Chey Beaupha thường tận dụng bữa cơm tối bên gia đình để theo dõi tin tức qua Đài Truyền hình Việt Nam, cập nhật thông tin thời sự về tình hình Việt Nam và thế giới. Qua đó, bà thực sự ấn tượng và luôn quan tâm theo dõi thông tin về các hoạt động của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Qua các bài nói chuyện, phát biểu của “Bác Trọng,” Đại tướng Chey Beaupha đặc biệt ấn tượng với những câu nói có ý nghĩa sâu sắc của ông, những nội dung ông chỉ dẫn, dặn dò các quan chức.

Bà thường ghi chép lại những phát ngôn tâm đắc để học tập, xem đó là những chỉ dẫn của một nhà lãnh đạo thuộc thế hệ trước, cả về công tác lãnh đạo của Đảng cũng như công tác quản lý nhà nước.

Theo bà Chey Beaupha, diễn ngôn trong các phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất bình dị, dễ hiểu, giúp bà dễ dàng tiếp thu, học hỏi, vận dụng cho công việc ở đất nước mình.

Bà giải thích: “Công tác đảng có nhiều điểm giống nhau, như công tác xây dựng nguồn nhân lực, xây dựng tổ chức cơ sở đảng, giao tiếp giữa con người với con người. Chính vì vậy, tôi thích ghi lại, lưu giữ rất nhiều câu nói trong các phát biểu của ông trên truyền hình. Chỉ tiếc nuối là tôi chưa lần nào được gặp ông ngoài đời, dù tôi từng học ở Việt Nam và ông cũng từng nhiều lần sang thăm Campuchia”.

Thường xuyên theo dõi các hoạt động, lắng nghe các bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đại tướng Chey Beaupha đặc biệt ấn tượng với những lưu ý của “Bác Trọng” về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ đảng. Trong đó, Tổng Bí thư yêu cầu cán bộ, đảng viên phải biết khiêm tốn, nhẫn nại và dám mổ xẻ mọi vấn đề, không để cảm xúc chi phối trong xử lý mối quan hệ giữa con người với con người.

Trong các phát biểu về công tác chống tham nhũng của “Bác Trọng,” Phó Tổng thư ký NACD Chey Beaupha ghi lại bằng chữ Khmer và nhớ nằm lòng câu nói “Tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực.”

Đại tướng Chey Beaupha ghi lại những lời phát biểu ấn tượng của “Bác Trọng” trong sổ tay công tác của mình. (Ảnh: Quang Anh/TTXVN)

Đại tướng Chey Beaupha ghi lại những lời phát biểu ấn tượng của “Bác Trọng” trong sổ tay công tác của mình. (Ảnh: Quang Anh/TTXVN)

Phó Chủ tịch CAVA Chey Beaupha chia sẻ: “Thông qua các hoạt động hợp tác đó, tôi xin cảm ơn Đảng, Nhà nước Việt Nam đã tiếp tục cấp học bổng cho các học sinh, sinh viên thế hệ sau của chúng tôi."

Với niềm tôn kính, quý mến đặc biệt đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đại tướng Chey Beaupha bày tỏ tình cảm tiếc thương vô hạn trước thông tin “Bác Trọng” từ trần, cho rằng đất nước và nhân dân Việt Nam đã mất đi một nhà lãnh đạo xuất sắc, người trọn đời hy sinh vì dân tộc.

Đại tướng Chey Beaupha xúc động nói bằng tiếng Việt: "Mong Bác Trọng yên nghỉ! Con xin vĩnh biệt Bác!".

Có thể bạn quan tâm

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

(GLO)- Tồn tại qua nhiều thế hệ, khu nhà mồ làng Kép 1 (xã Ia Ly, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến của người dân và du khách khi muốn tìm hiểu về văn hóa của đồng bào Jrai. Cũng bởi nơi này có một “rừng tượng” được tạc từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân trong làng.

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Mùa dã quỳ xanh lá

Mùa dã quỳ xanh lá

(GLO)- Những ngày này, dạo quanh các cung đường từ xã Đak Đoa về phường Pleiku, từ xã Bàu Cạn đi xã Ia Dom, thi thoảng, tôi gặp những vạt dã quỳ mướt xanh vươn mình đón gió. Lại thấy, mùa dã quỳ xanh lá ngân hoài một vẻ đẹp riêng.

Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

(GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

null