Đại sứ Ấn Độ ấn tượng với chính sách "ngoại giao cây tre" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya đã bày tỏ tình cảm và có những chia sẻ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

“Những thành tựu của Việt Nam trên các lĩnh vực như chính trị, kinh tế-xã hội, đoàn kết toàn dân đã được công nhận và đánh giá cao trên khắp thế giới. Tôi nghĩ rằng, sự đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là vô cùng sâu sắc, rất đáng được trân trọng cả ở Việt Nam và trên thế giới”, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya nhấn mạnh.

Theo Thông cáo đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình, sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, y bác sĩ đầu ngành tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao bệnh nặng, Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã từ trần hồi 13 giờ 38 phút ngày 19/7/2024 (tức ngày 14 tháng 6 năm Giáp Thìn), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, hưởng thọ 80 tuổi.

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya đã bày tỏ tình cảm và có những chia sẻ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 20/11/2018. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 20/11/2018. Ảnh: TTXVN

Phóng viên: Xin Đại sứ chia sẻ, đánh giá về những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong quá trình phát triển của Việt Nam?

Đại sứ Sandeep Arya:

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong quá trình phát triển của Việt Nam vài thập kỷ qua. Tầm nhìn, tri thức và cả định hướng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với đất nước Việt nam đã được thể hiện rõ ràng qua chặng đường phát triển thời gian qua. Những thành tựu của Việt Nam trên các lĩnh vực như chính trị, kinh tế- xã hội, đoàn kết toàn dân đã được công nhận và đánh giá cao trên khắp thế giới. Tôi nghĩ rằng, sự đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là vô cùng sâu sắc, rất đáng được trân trọng cả ở Việt Nam và trên thế giới.

Phóng viên: Trong mối quan hệ hai nước Việt Nam - Ấn Độ, theo Đại sứ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đóng vai trò như thế nào?

Đại sứ Sandeep Arya:

Ấn Độ luôn trân trọng những đóng góp quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho sự phát triển trong mối quan hệ giữa hai quốc gia. Khoảng 10 năm trước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm Ấn Độ. Và Tổng Bí thư cũng đã đón rất nhiều lãnh đạo Ấn Độ tới thăm và làm việc tại Việt Nam vào năm 2016, khi hai nước nâng cấp mối quan hệ là Đối tác chiến lược toàn diện.

10 năm trước, chúng ta cũng đã kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Ấn Độ - Việt Nam. Khi đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đón tiếp Thủ tướng Ấn Độ. Hai bên đã trao đổi và cam kết tiếp tục củng cố sự hợp tác giữa hai nước. Đó chính là những đóng góp quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Ấn Độ và Việt Nam. Và đây là những đóng góp vô cùng quý giá. Chúng tôi luôn trân trọng những đóng góp này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với quan hệ hai nước.

Sáng 23/7, các nghị sĩ Ấn Độ đã dành một phút mặc niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: SANSAD TV.

Sáng 23/7, các nghị sĩ Ấn Độ đã dành một phút mặc niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: SANSAD TV.

Phóng viên: Là một nhà ngoại giao, chắc hẳn ngài đã biết đến chính sách “ngoại giao cây tre” mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhiều lần nhắc đến?

Đại sứ Sandeep Arya:

Rõ ràng là thế giới đang trải qua một giai đoạn rất phức tạp với nhiều biến động khó lường. Trong bối cảnh đó, tôi nghĩ rằng những tri thức và định hướng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với đối ngoại, ngoại giao Việt Nam có vai trò rất quan trọng đối với đất nước các bạn. Tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được thể hiện rõ trong rất nhiều bài phát biểu của ngài về nghệ thuật "ngoại giao cây tre". Và điều này cũng một lần nữa được nhấn mạnh lại vào tháng 12 năm ngoái tại Hội nghị Ngoại giao cũng như đã được đẩy mạnh trong 10 năm qua.

Những định hướng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về “ngoại giao cây tre" rất sâu sắc và là bước đi rất sáng suốt cho ngoại giao Việt Nam. Chúng ta có thể thấy Việt Nam nổi lên trên trường quốc tế là một quốc gia đang phát triển nhanh chóng. Điều tôi rất ấn tượng là, gốc rễ của nguyên tắc này chính là lợi ích quốc gia, dân tộc. Đó là một nguyên tắc vững chắc và không thể nhân nhượng. Tuy nhiên, cách tiếp cận và những chiến lượng để đạt được mục tiêu này lại cần phải khéo léo, linh hoạt, uyển chuyển, giống như phần ngọn của cây tre. Sự so sánh này và sự liên hệ giữa quá khứ tại Việt Nam và những cách tiếp cận để phát triển trong tương lai cho Việt Nam đã để lại những ấn tượng sâu sắc, khó phai về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với tôi, với tư cách là một nhà ngoại giao, một đại sứ nước ngoài tại Việt Nam.

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya.

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya.

Phóng viên: Xin Đại sứ chia sẻ thêm về cảm nhận của cá nhân ông với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?

Đại sứ Sandeep Arya:

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn suy nghĩ sâu sắc, mang tính chiến lược, có hệ thống và những kế hoạch cụ thể, chi tiết cho sự phát triển thịnh vượng của Việt Nam. Những điều này đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với tôi. Tôi có đọc cuốn sách mới được xuất bản gần đây của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cuốn sách chia sẻ những quan điểm của ngài về nhiều lĩnh vực khác nhau. Tôi nghĩ rằng, đây là tầm nhìn về phát triển kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp, người lao động, đối ngoại, văn hoá cho người dân Việt Nam. Đây là một tài liệu quý giá để tôi hiểu hơn về Việt Nam cũng như về tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tôi nghĩ rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có một định hướng rất quyết liệt, rõ ràng trong vài thập kỷ qua và những định hướng này sẽ tiếp tục dẫn dắt Việt Nam trên con đường phát triển ổn định trong thời gian tới. Các lãnh đạo Ấn Độ cũng đã bày tỏ sự thương tiếc với sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhấn mạnh sự đoàn kết, đồng lòng, sát cánh cùng nhân dân Việt Nam trong giai đoạn này.

Phóng viên: Theo Đại sứ, những định hướng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có phải là sự kế thừa những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

Đại sứ Sandeep Arya:

Tôi nghĩ rằng, một vài bài phát biểu, những câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về sự phát triển của Việt Nam lấy cảm hứng và ý tưởng từ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo cách nào đó, đây chính là sự phát triển của một hệ tư tưởng. Việt Nam đã trải qua một hành trình phát triển rất đáng ngưỡng mộ. Và cách mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng liên hệ với những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thậm chí cả về chiến lược “ngoại giao cây tre”, về sự phát triển, sự đoàn kết của dân tộc Việt Nam, cùng lúc đó vừa tùy cơ ứng biến theo hoàn cảnh thế giới và tình hình thực tế của Việt Nam. Điều đó đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong tôi.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Đại sứ.

Có thể bạn quan tâm

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia vào sáng 13-1. Báo Gia Lai điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư. 

Gần 12 ngàn đại biểu dự hội nghị về đột phá phát triển KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia

Gia Lai: Gần 12 ngàn đại biểu dự hội nghị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

(GLO)- Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị kết nối đến 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với 978.532 đại biểu tham dự. Tại Gia Lai có gần 12.000 đại biểu tham dự.