Bác Hồ trong ký ức của cựu nữ sinh Vân Kiều

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong một lần tới thăm gia đình bà Hồ Thị Nhung (số 37/30 Phan Kế Bính, tổ 4, phường Phù Đổng, TP. Pleiku), tôi thấy trong nhà treo rất nhiều huân-huy chương của hai vợ chồng. Qua trò chuyện, tôi được biết, vợ chồng bà Nhung đều là học sinh miền Nam. Đặc biệt, bà Nhung đã được gặp Bác nhiều lần, trong đó có 2 lần bà được ở gần bên Người.

Bà Hồ Thị Nhung (dân tộc Vân Kiều) quê ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Cha của bà giác ngộ cách mạng từ rất sớm. Khi bà được mấy tuổi, cha có ghé về thăm nhà, rồi chia tay cha đến tận bây giờ.

Năm 1954, bà Nhung cùng với khoảng 10 bạn nữa theo các cô chú bộ đội vượt đường Trường Sơn ra miền Bắc học tập. Qua vĩ tuyến 17, cả đoàn được xe ô tô chở đến Trường học sinh miền Nam số 5, tại Gia Lâm, Hà Nội. Năm 1960, Trường học sinh miền Nam số 5 chuyển về xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội, đổi tên thành Trường Dân tộc Trung ương.

Với bà Hồ Thị Nhung, những lần gặp Bác Hồ là ký ức không thể nào quên. Ảnh: Nguyễn Anh Minh

Với bà Hồ Thị Nhung, những lần gặp Bác Hồ là ký ức không thể nào quên. Ảnh: Nguyễn Anh Minh

Bà Nhung hồi nhớ: Trường Dân tộc Trung ương là trường dành riêng cho học sinh các dân tộc thiểu số, hầu hết các bạn chỉ biết có tên gọi chứ không biết năm sinh, không thể làm hồ sơ học sinh. Vì vậy, cấp trên cho phép nhà trường thành lập “Hội đồng cha mẹ” là các thầy cô trong trường để làm giấy khai sinh cho học sinh. Về việc đặt tên, Hội đồng gọi từng học sinh lên, kể về những cái tên mà cha mẹ thường gọi lúc ở nhà, trên cơ sở đó đặt cho mỗi người một tên riêng sao cho không trùng với các bạn khác. Khó khăn hơn là việc xác định ngày, tháng, năm sinh. Hội đồng gọi nhiều bạn lên cùng một lúc nhìn mặt rồi đặt tuổi, lấy các ngày kỷ niệm lớn của đất nước làm ngày sinh, vừa dễ nhớ, vừa ý nghĩa. Bà Nhung được Hội đồng cha mẹ lấy ngày thành lập Đội TNTP (15-5) làm ngày sinh, năm sinh là 1945.

Năm 1964, bà Nhung tốt nghiệp lớp 10, sau đó được đi học khóa 1, Trường Trung cấp Tài chính-Kế toán ở Bắc Thái. Học xong, bà về công tác tại Ty Nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn. Năm 1972, bà chuyển công tác về Nông trường quốc doanh Cao Phong (thuộc Ty Nông nghiệp tỉnh Hòa Bình). Năm 1976, bà Nhung chuyển công tác vào Gia Lai, làm ở Công ty Cơ giới nông nghiệp (thuộc Ty Nông nghiệp tỉnh Gia Lai-Kon Tum). Thời gian công tác tại Gia Lai, bà đã xung phong đi nhận nhiệm vụ ở nhiều huyện khó khăn của tỉnh. Sau này, do sức khỏe giảm sút nên bà Nhung xin nghỉ chế độ từ năm 1982.

Khi chúng tôi hỏi về những giây phút được gặp Bác Hồ, bà Nhung kể: “Tôi học Trường Dân tộc Trung ương nên Bác Hồ thường ghé thăm vào những dịp như khai giảng năm học mới (5-9), ngày thành lập Đội TNTP (15-5), ngày Quốc tế Thiếu nhi (1-6), nhưng hầu như lần nào cũng chỉ nhìn thấy Bác từ xa. Nhưng, có 2 lần tôi được ở gần bên Bác”.

Bà Nhung cho hay, dịp Quốc khánh năm 1958, bà Nhung vinh dự là một trong những học sinh chọn từ các trường đến Quảng trường Ba Đình tặng hoa cho Bác. “Chúng tôi mặc trang phục dân tộc, xếp hàng đứng dưới lễ đài, mỗi người ôm một bó hoa. Thấy Bác từ trên lễ đài đi xuống, các bạn đã chạy ùa về phía Bác để tặng hoa, chỉ còn tôi đứng lặng im nhìn Bác. Bác liền đi tới chỗ tôi hỏi: “Cháu tên gì, dân tộc nào?”. Tôi thưa với Bác: “Cháu tên là Nhung, dân tộc Vân Kiều ạ”. Bác nói với tôi, Bác cho người Vân Kiều mang họ Hồ của Bác, vậy cháu cũng mang họ Hồ nhé”.

Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 (không nhớ rõ năm), Bác mời một số cháu học sinh Trường Dân tộc Trung ương tới thăm Phủ Chủ tịch. Bà Nhung hồi tưởng: “Khi biết ngày mai được gặp Bác, đêm hôm đó, tôi không sao ngủ được, vui sướng xen lẫn hồi hộp. Sáng hôm sau, xe đưa chúng tôi vào Phủ Chủ tịch, xuống xe đã thấy Bác từ trên bậc thang bước xuống đón. Bác mặc bộ quần áo ka ki đã bạc màu, chân đi dép cao su. Chúng tôi được các cô chú phục vụ phát bánh mì ăn sáng, sau đó đi tham quan Phủ Chủ tịch, ăn trưa với Bác. Buổi chiều, Bác mời chúng tôi xem phim hoạt hình do Trung Quốc sản xuất. Ai nấy đều thích thú vì lần đầu tiên được xem hoạt hình, sau đó xe đón chúng tôi trở về trường”.

Theo năm tháng, những “hạt giống đỏ” của Trường Dân tộc Trung ương dần trưởng thành, nhiều người là kỹ sư, bác sĩ, nhà khoa học, cán bộ chủ chốt tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Với bà Nhung, bà đã mang kiến thức và nhiệt huyết từ miền Bắc vào xây dựng quê hương Gia Lai từ những ngày đầu sau giải phóng theo lời dặn của Bác Hồ đối với học sinh miền Nam. Và, trong trái tim bà, ký ức về những lần gặp Bác vẫn vẹn nguyên.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: Huyền Trang

Nẻo về Pleiku

(GLO)- Tôi ngồi gõ những dòng này vào ngày đầu tiên thí điểm mở thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn đi qua phía trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên (TP. Pleiku).

Hoa muộn

Hoa muộn

(GLO)- Người xưa yêu chuộng hoa mai, xem mai là loài hoa biểu trưng cho người quân tử, có cốt cách chính trực, phong nhã.

Màu xoan thương nhớ

Màu xoan thương nhớ

(GLO)- Trong những chiều hoa rụng, mẹ nói với bố là mẹ nhớ quê, nhớ cây xoan già bên cạnh cầu ao. Mẹ kể, sau ngày mẹ lấy chồng, ông ngoại đã xẻ hết cây xoan quanh nhà để ngâm dưới ao. Ông bảo phải ngâm trước mới kịp để sau này có gỗ cho bố mẹ làm nhà.

Hương phố, hương đồi

Hương phố, hương đồi

(GLO)- Thường thì khi gắn bó với một nơi quá quen thuộc, chúng ta hay mặc nhiên nghĩ rằng những gì đang hiện diện là hết sức bình thường, chẳng đáng bận tâm. Chỉ đến khi xa vắng mới thấy lòng thật chông chênh, khắc khoải.

Hương cau mùa cũ

Hương cau mùa cũ

(GLO)- Mỗi lần đi ngang qua vườn cau, lòng tôi lại xao động bởi mùi hương thanh khiết mà dịu dàng của những chùm hoa nở rộ. Hương cau không nồng nàn như hoa sữa mà thoảng nhẹ như một ký ức xa xăm, gợi nhớ những mùa cũ đã đi qua trong đời.

Hương lúa

Hương lúa

(GLO)- Tuổi thơ tôi gắn liền với cánh đồng lúa bát ngát với mùi hương lúa thơm nồng mỗi mùa vụ. Đó là hương thơm của quê hương, của những ngày tháng gắn bó với ruộng đồng, của những ký ức tuổi thơ êm đềm và tình yêu đất mẹ thiêng liêng.

Nhớ tuổi thơ “cắt cỏ, chăn bò”

Nhớ tuổi thơ “cắt cỏ, chăn bò”

Ai cũng có một tuổi thơ với nhiều kỷ niệm. Tuổi thơ của chúng tôi ngày ấy ở quê cũng “đặc biệt” lắm. Đó là ngoài việc đi học, còn phải phụ giúp gia đình chăn bò, cắt cỏ, làm đồng. Tất nhiên, đó cũng là những ngày tháng vui chơi đầy ắp tiếng cười.

Minh họa: Huyền Trang

Nắng đượm thềm xuân

(GLO)- Trời nhè nhẹ dần ấm lên theo bước đi chầm chậm của mùa xuân. Ai cũng có cảm giác ngày tháng thênh thênh dài rộng hẳn ra, dù mỗi ngày vẫn chừng ấy giờ đồng hồ.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Hoa trang đỏ

(GLO)- Mỗi dịp 8-3 hay 20-10, khi thấy người thân, bạn bè gửi những bó hoa tươi thắm tới người phụ nữ mà họ yêu quý, lòng tôi lại bùi ngùi nhớ mẹ. Mẹ đã rời xa tôi gần 20 năm. Còn tôi lại chưa một lần tặng hoa cho mẹ.

Tháng ba

Tháng ba

(GLO)- Tháng ba về, vùng đất Tây Nguyên lại chuyển mình trong một bản hòa ca của sắc màu và hương thơm. Đây là một trong những thời điểm đẹp và đặc biệt nhất trong năm của cao nguyên đầy nắng gió này. Cả đất trời trở nên thơ mộng hơn bao giờ hết, dễ khiến lòng người lưu luyến nhớ thương.

Hoa vàng anh nơi miền sơn cước

Hoa vàng anh nơi miền sơn cước

(GLO)- Một người bạn đã rủ tôi xuôi đường xuống Vĩnh Thạnh, Bình Định. Đây là huyện miền núi sát với huyện Kbang, Gia Lai. Mùa này, hai bên bờ suối khoác lên mình một tấm áo rực rỡ của hàng trăm cây vàng anh, nổi bật trên nền trời xanh thắm.

“Gặp gỡ êm đềm”

“Gặp gỡ êm đềm”

(GLO)- Gần như không thể đếm được mỗi chúng ta đã có bao nhiêu lần gặp gỡ trong đời. Dù so với cái rộng dài của thế gian thì “môi sinh” của một người cũng chỉ là bầu không khí nhỏ thôi.

Hương mía

Hương mía

(GLO)- Những năm 80 của thế kỷ trước ở quê tôi, khi tháng Giêng về thường diễn ra một hoạt động mà đứa trẻ nào cũng đều rất háo hức đợi mong, đó là hợp tác xã tổ chức ép mía cho bà con nông dân. Lúc này, đám trẻ con chúng tôi thường được bố mẹ nhờ phụ giúp trông mía.

Minh họa: Huyền Trang

Mùa xanh vào giêng hai

(GLO)- Như một câu thơ bất chợt ngân lên, rồi líu ríu theo chúng tôi suốt cả chặng hành trình, khi mùa xuân đang ở độ thật đầy đặn, thật viên mãn: Mùa xanh vào giêng hai.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vấn vít tơ hồng

(GLO)- Một chiều, khi chở con gái đi dạo, tôi bần thần dừng lại trước một bờ giậu thấp vàng ruộm dây tơ hồng. Con gái tôi thích thú ồ lên khi thấy loài dây leo lạ. Nghe tôi nói tên, con còn thắc mắc vì sao dây leo chỉ có màu vàng, hoa thành chùm trắng mà lại gọi là dây tơ hồng.

Tản mạn chuyện tình yêu

Tản mạn chuyện tình yêu

(GLO)- Trong một giờ học liên quan đến nội dung giáo dục giới tính, sau nhiều vấn đề được nêu ra thảo luận khá sôi nổi, tôi đặt câu hỏi thăm dò thử xem các em học sinh suy nghĩ thế nào về tình yêu ở tuổi học trò. Lớp học ngay lập tức được chia thành 2 nhóm với các ý kiến trái chiều.

Thanh âm quê nhà

Thanh âm quê nhà

(GLO)- Sinh ra vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, tuổi thơ tôi gắn liền với những cánh đồng lúa xanh mướt, con đường làng quanh co và những ngôi nhà tranh đơn sơ mộc mạc. Quê nhà dẫu còn nghèo khó nhưng lại chứa đựng biết bao kỷ niệm đẹp đẽ, khó quên.

Giấc mơ xanh

Giấc mơ xanh

(GLO)- Mùa xuân có muôn vàn con đường mở ra trước mắt. Mới hôm nào giá rét đẩy ta đến bờ sông sụt lở, thấy bi quan, lo lắng thì giờ đây, mùa xuân như bến mơ, có con đò sẵn đợi.

Mùa đót

Mùa đót

(GLO)- Mỗi khi trời đất được sưởi ấm dần từ những tia nắng mùa xuân, cây lá bên đường xanh non nảy lộc, hoa tươi thắm sắc, tôi lại bâng khuâng nhớ về những điều gần gụi. Thoáng thấy dáng má cặm cụi bên hiên ngồi tết lại cây chổi đót đã bung ra những lạt mây, tôi chợt nhớ về những mùa đót cũ.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Ngát hương mùa hoa trắng

(GLO)- Đầu xuân mới, Tây Nguyên khoác lên mình tấm áo trắng tinh khôi của những vườn rẫy cà phê. Đó là lúc đất trời như giao hòa trong sắc hương, khi từng chùm hoa trắng muốt nở rộ trên những cành cây, tỏa hương ngọt ngào quyến rũ khắp không gian.