Ayun Pa phấn đấu trở thành vùng kinh tế động lực phía Đông Nam tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ayun Pa là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Trải qua 75 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt là từ sau ngày giải phóng đến nay, Đảng bộ thị xã đã đề ra các chủ trương đúng đắn, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Ayun Pa phát triển toàn diện, trở thành vùng kinh tế động lực phía Đông Nam tỉnh Gia Lai.

Truyền thống hào hùng

Thị xã Ayun Pa có vị trí chiến lược quan trọng nằm ở cửa ngõ phía Đông Nam tỉnh, có tuyến quốc lộ 25 nối Tây Nguyên với các tỉnh duyên hải miền Trung. Đây cũng là một trong những cái nôi văn hóa của mảnh đất Tây Nguyên. Lật giở từng trang sử của Đảng bộ thị xã Ayun Pa, những con người gắn bó với mảnh đất này không khỏi tự hào và xúc động. Bởi lẽ, bao nhiêu trang sử là bấy nhiêu sự kiện đánh dấu bước phát triển về mọi mặt của Đảng bộ thị xã.

Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ 2, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, ngày 10-8-1947, tại buôn Ma Hing (xã Đất Bằng), Chi bộ Đảng ở Cheo Reo được thành lập do đồng chí Ksor Ní làm Bí thư. Tháng 8-1948, đại diện Chính phủ Trung ương tại miền Nam Trung Bộ ra Nghị định số 203/CP sáp nhập huyện Cheo Reo vào tỉnh Đak Lak. Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, ngày 10-8-1948, Tỉnh ủy Đak Lak quyết định thành lập Đảng bộ và chỉ định Ban cán sự Đảng huyện Cheo Reo gồm 3 người, do đồng chí Ksor Ní làm Bí thư. Đây là mốc son lịch sử đánh dấu sự trưởng thành, lớn mạnh của phong trào cách mạng ở Cheo Reo-Ayun Pa.

Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Ayun Pa vinh dự đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Vũ Chi

Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Ayun Pa vinh dự đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Vũ Chi

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ, quân và dân Ayun Pa đã kiên cường, không ngại khó khăn, hy sinh, góp phần cùng với Tây Nguyên và cả nước “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Với chiến thắng đường 7-Sông Bờ tháng 3-1975, quân và dân Ayun Pa đã phối hợp với bộ đội chủ lực đập tan cuộc rút chạy chiến lược của Quân đoàn 2 ngụy, dẫn đến thất bại hoàn toàn của Mỹ-ngụy tại chiến trường Tây Nguyên, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Sau bao năm đấu tranh gian khổ và hy sinh, ngày 19-3-1975, Ayun Pa được giải phóng.

Bí thư Thị ủy Trần Quốc Khánh cho biết: Trong quá trình xây dựng và phát triển, qua nhiều lần chia tách, sáp nhập, trải qua 19 kỳ đại hội, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Đảng bộ thị xã đã phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, đoàn kết, không ngừng đổi mới, tập trung lãnh đạo xây dựng chính quyền cách mạng và hệ thống chính trị từ thị xã đến cơ sở, khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định tình hình chính trị góp phần đưa địa phương vững bước đi lên.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, anh Nguyễn Đức Huy-Bí thư Thị Đoàn Ayun Pa-tự hào chia sẻ: “Tuổi trẻ Ayun Pa luôn biết ơn sự hy sinh và những cống hiến to lớn của các thế hệ cha anh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã, chúng tôi sẽ nỗ lực rèn luyện, cống hiến, lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển”.

Những thành tựu đáng tự hào

Từ một vùng đất bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, giờ đây, Ayun Pa đang vươn mình mạnh mẽ. Liên tục từ năm 2007 (năm thị xã được thành lập) đến nay, kinh tế của thị xã luôn duy trì ở mức tăng trưởng khá, bình quân đạt trên 14%/năm; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ có bước phát triển mạnh mẽ. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 9,41%. Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo và đạt được kết quả khả quan. Thị xã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020. Lĩnh vực văn hóa-xã hội có nhiều tiến bộ. Công tác chăm sóc sức khỏe người dân được đặc biệt quan tâm. Bản sắc văn hóa được bảo tồn và phát huy. Công tác giảm nghèo được quan tâm chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả, tỷ lệ hộ nghèo từ 11,42% năm 2016 giảm còn 2,56% vào cuối năm 2022.

Người dân thị xã Ayun Pa thu hoạch lúa Đông Xuân. Ảnh: Vũ Chi

Người dân thị xã Ayun Pa thu hoạch lúa Đông Xuân. Ảnh: Vũ Chi

Ghi nhận những thành tích trong 75 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Ayun Pa đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; cờ thi đua của Chính phủ; nhiều bằng khen của Trung ương; cờ thi đua của UBND tỉnh và nhiều danh hiệu vẻ vang khác.

Công tác xây dựng Đảng được Đảng bộ thị xã xác định là nhiệm vụ then chốt, thường xuyên. Từ khi thành lập Đảng bộ năm 1948 với Ban cán sự gồm 3 đồng chí, đến nay, Đảng bộ thị xã đã có 41 tổ chức cơ sở Đảng với 2.008 đảng viên; 49/49 chi bộ thôn, buôn, tổ dân phố có chi ủy. Đảng bộ thị xã triển khai thực hiện tốt các cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng.

Bà Rcom H’Guach-người có uy tín ở tổ dân phố 6 (phường Hòa Bình) phấn khởi cho biết: “Thị xã luôn quan tâm đến đời sống các tầng lớp nhân dân. Thông qua việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới cũng như Đề án phát triển kinh tế-xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số, cơ sở vật chất hạ tầng các thôn, buôn được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được nâng lên. Bà con tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nỗ lực phát triển kinh tế gia đình để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Bí thư Thị ủy Ayun Pa khẳng định: “Trải qua 75 năm lịch sử hào hùng, với quyết tâm mới, khí thế mới, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân thị xã Ayun Pa sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, tích cực vận dụng những kinh nghiệm hay, những bài học quý của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh để áp dụng vào thực tiễn địa phương nhằm lập những thành tích mới, toàn diện hơn trên chặng đường tiếp theo, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XIX, xây dựng Ayun Pa trở thành vùng kinh tế động lực phía Đông Nam tỉnh”.

Có thể bạn quan tâm

Khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Pleiku khóa XII

Khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Pleiku khóa XII

(GLO)- Sáng 19-12, tại Hội trường 19-5, HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) đã khai mạc kỳ họp thứ 17 để đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025 và quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền.

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim (bìa phải) và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại cuộc họp báo chung. Ảnh: Bernama

Thủ tướng Malaysia bổ nhiệm cựu Thủ tướng Thái Lan làm cố vấn không chính thức vào năm 2025

(GLO)- Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại TP. Putrajaya (Malaysia), Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim thông báo đã bổ nhiệm ông Thaksin Shinawatra làm cố vấn không chính thức vào năm 2025 khi Malaysia đảm nhiệm chức Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á.

Hội Cựu chiến binh xã Ia Kdăm vận động người dân chung tay thực hiện mô hình “Đường cờ Tổ quốc”. Ảnh: V.C

Ia Pa nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo”

(GLO)- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã cụ thể hóa phong trào bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư.

Đồn Biên phòng Ia Mơ vững vàng thế trận lòng dân

Đồn Biên phòng Ia Mơ vững vàng thế trận lòng dân

(GLO)- Với phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, Đồn Biên phòng Ia Mơ luôn chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) triển khai nhiều hoạt động củng cố, phát huy thế trận lòng dân ở khu vực biên giới.