An Khê: Tích cực chuẩn bị hội thảo quốc tế về khảo cổ học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 2 về khảo cổ học sơ kỳ đá cũ với tên gọi “Kỹ nghệ đá cũ An Khê trong bối cảnh các kỹ nghệ ghè hai mặt ở châu Á” sẽ diễn ra tại thị xã An Khê trong 2 ngày (29 và 30-3). Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị đang được địa phương khẩn trương hoàn tất.
Thị xã An Khê những ngày tháng 3 trở nên tất bật hơn. Ai ai cũng mang tâm thế háo hức đón chờ đến ngày diễn ra hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 2 về khảo cổ học sơ kỳ đá cũ-một sự kiện lớn, quy mô, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với thị xã nói riêng và tỉnh nhà nói chung. Hội thảo lần này do UBND tỉnh và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì; Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Viện Khảo cổ học và UBND thị xã An Khê phối hợp tổ chức; dự kiến sẽ có khoảng 240 đại biểu khách mời, các nhà khoa học trong nước và quốc tế tham dự.
Với vai trò là thành viên Ban tổ chức, thị xã An Khê được UBND tỉnh giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chi tiết đón tiếp, phục vụ đại biểu; chịu trách nhiệm chính về công tác lễ tân; đảm bảo cảnh quan môi trường, cơ sở vật chất; chuẩn bị hội trường, nơi ăn nghỉ cho các đại biểu; làm và cấp thẻ đeo cho những người dự hội thảo; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và an ninh cho các đại biểu trong thời gian lưu trú tại địa phương. Đồng thời, UBND thị xã phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức trưng bày, trang trí, cử cán bộ thuyết minh tại những địa điểm tham quan; triển khai công tác cổ động trực quan chào mừng hội thảo tại địa phương; chuẩn bị quà và phim tài liệu về di tích khảo cổ tại thị xã An Khê để tặng đại biểu tham dự hội thảo…
  Đường vào Khu di tích Rộc Tưng. Ảnh: M.T
Đường vào Khu di tích Rộc Tưng. Ảnh: M.T
Theo ông Dương Thanh Hà-Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã An Khê, nhằm góp phần đem đến sự thành công của hội thảo, Phòng đã tham mưu UBND thị xã thành lập tổ giúp việc phục vụ công tác tổ chức hội thảo do Chủ tịch UBND thị xã làm Tổ trưởng; Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND thị xã làm Tổ phó, lãnh đạo 12 phòng chuyên môn thuộc UBND thị xã và Trưởng một số cơ quan có liên quan làm thành viên. Ngoài ra, từ nguồn ngân sách, thị xã An Khê đã chủ động hoàn thành Nhà bảo tồn di tích Rộc Tưng 4 có diện tích 320 m2 với tổng kinh phí khoảng 882 triệu đồng; đoạn đường vào điểm di tích Rộc Tưng 4 với kinh phí khoảng 600 triệu đồng; đồng thời đang triển khai hệ thống trưng bày, đầu tư sửa chữa Nhà trưng bày Tây Sơn Thượng đạo phù hợp hình thức, quy mô phục vụ hội thảo, kinh phí khoảng 1,8 tỷ đồng do Ban Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng thị xã thực hiện. Đường từ tỉnh lộ 669 vào Khu di tích Rộc Tưng dài 1,9 km cũng đang được thi công xây dựng với tổng kinh phí 8,9 tỷ đồng (trong đó kinh phí tỉnh cấp 6 tỷ đồng).
Tại Khu di tích Rộc Tưng, thị xã đã hoàn thiện lắp đặt các hạng mục gồm: 5 bảng chỉ dẫn đến Khu di tích; bảng tên 2 Nhà bảo tồn di tích Rộc Tưng 1 và Rộc Tưng 4; 2 bản đồ phân bố di tích sơ kỳ đá cũ trên địa bàn An Khê; 58 ảnh, tư liệu về các khai quật khảo cổ sơ kỳ đá cũ tại An Khê trưng bày tại Nhà bảo tồn di tích Rộc Tưng 1 và 4; 8 bảng thuyết minh giới thiệu di tích bằng tiếng Anh và tiếng Việt tại 2 Nhà bảo tồn di tích Rộc Tưng 1, Rộc Tưng 4; 80 bảng ký hiệu địa tầng. Cùng với đó, thị xã đang tiếp tục thi công một số bảng chỉ dẫn bằng chất liệu đá granite nguyên khối nhằm tạo điểm nhấn vào Khu di tích Rộc Tưng; UBND xã Xuân An đã trồng 10 cây xanh (có đường kính trên 30 cm) để tạo bóng mát, cảnh quan tại 2 Nhà bảo tồn di tích. Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao thị xã cũng gấp rút hoàn tất thủ tục in sách (kỷ yếu) về kết quả hội thảo Tây Sơn Thượng đạo, xây dựng phim tài liệu, phiên bản Rìu tay làm quà tặng đại biểu dự hội thảo; làm việc với Bảo tàng Quang Trung (tỉnh Bình Định), chi hội Võ cổ truyền An Khê để tham gia biểu diễn tiết mục Trống trận Tây Sơn và các bài võ cổ truyền phục vụ hội thảo. “Chúng tôi cũng đã trưng tập một số giáo viên bộ môn Tiếng Anh tại các trường học trên địa bàn làm nhiệm vụ phiên dịch, phối hợp với đội ngũ lễ tân đón tiếp các đại biểu quốc tế về dự hội thảo”-ông Hà cho hay.
Được biết, sau hội thảo quốc tế lần thứ nhất với tên gọi “Thời đại đá cũ tại Việt Nam trong bối cảnh khu vực” tổ chức từ ngày 31-10 đến 1-11-2016 tại TP. Pleiku, Viện Khảo cổ học Việt Nam đã phối hợp với Viện Khảo cổ-Dân tộc học Novosibirsk thuộc Viện Hàn lâm khoa học Cộng hòa Liên bang Nga tiếp tục triển khai kế hoạch khảo cổ học đã ký kết giữa hai đơn vị và phát hiện thêm các điểm khảo cổ học mới tại thị xã An Khê. Vì thế, hội thảo khoa học quốc tế về khảo cổ học sơ kỳ đá cũ lần 2 nhằm tiếp tục đánh giá, phản biện, củng cố các nhận định khoa học và thúc đẩy nghiên cứu mở rộng, chuyên sâu về sơ kỳ đá cũ phát hiện được ở thị xã An Khê từ năm 2014 đến nay. Đây cũng là dịp để các nhà khoa học công bố, quảng bá các kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế, làm cơ sở cho tỉnh xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản văn hóa này trong thời gian đến.
 MỘC TRÀ

Có thể bạn quan tâm

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.