An Khê mở đầu lịch sử loài người tại Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những kết quả khảo cổ học trong 5 năm qua đã cho thấy, ở thung lũng An Khê (Gia Lai) tồn tại một hệ thống các di tích đặc biệt quan trọng, có giá trị khoa học cao, góp phần vào công tác nghiên cứu lịch sử-xã hội loài người ở phạm vi quốc gia và quốc tế. Chính vì thế, An Khê đang trở thành điểm đến đầy hấp dẫn, thu hút đối với giới khảo cổ học trong và ngoài nước.
Dấu vết người tiền sử vùng Tây Sơn Thượng
Việc phát hiện một chiếc rìu tay tại Gò Đá (phường An Bình, thị xã An Khê) vào mùa khô 2014 đã chứng minh rằng, những nhận định ban đầu của các nhà khảo cổ học Việt Nam về sự tồn tại của người tiền sử trên đất An Khê-thượng nguồn sông Ba-là hoàn toàn có cơ sở. Sau sự kiện này, Viện Khảo cổ học Việt Nam đã hợp tác với Viện Khảo cổ học-Dân tộc học Novosibirsk (Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga) cùng nhau nghiên cứu quá khứ xa xưa của Việt Nam ở thung lũng An Khê thông qua chương trình hợp tác giữa 2 viện trong 5 năm (2015-2019).
Bắt tay vào nghiên cứu, khai quật từ năm 2015 đến nay, các nhà khảo cổ Việt Nam và Nga đã phát hiện 23 địa điểm di tích sơ kỳ Đá cũ trên những đồi, gò, thung lũng ở An Khê. Trong đó, đã tiến hành thám sát 19 địa điểm ở Rộc Lớn (phường An Bình); Rộc Hương (phường An Tân); Rộc Gáo (phường Ngô Mây); Rộc Nếp (xã Cửu An); Núi Đất (xã Thành An); Rộc Tưng (xã Xuân An). Cùng với đó là tiến hành khai quật khu vực Gò Đá (phường An Bình); Rộc Tưng 1, Rộc Tưng 4 và Rộc Tưng 7 (xã Xuân An). Qua khai quật, các nhà khoa học đã thu được trên 3.000 hiện vật đá và gần 700 mảnh thiên thạch (tectit) nằm trong cùng tầng văn hóa nguyên vẹn. Phân tích mẫu tectit bằng phương pháp đồng vị phóng xạ Kali Argon cho ra kết quả các mẫu vật này có niên đại sơ kỳ Đá cũ, cách ngày nay khoảng 80 vạn năm.
Bà Huỳnh Nữ Thu Hà-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh (bìa trái) nghe chuyên gia giới thiệu về các di vật khai quật được tại Di tích Rộc Tưng 4 vào tháng 3-2018. Ảnh: n.m
Bà Huỳnh Nữ Thu Hà-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh (bìa trái) nghe chuyên gia giới thiệu về các di vật khai quật được tại Di tích Rộc Tưng 4 vào tháng 3-2018. Ảnh: N.M
Trong quá trình khai quật, một loạt công cụ phát lộ, đặc biệt là những rìu tay với kỹ thuật và tính thẩm mỹ cao, minh chứng cho trình độ rất phát triển của cư dân nơi đây. Các nhà khoa học gọi đây là kỹ nghệ An Khê và kỹ nghệ này xứng đáng được bổ sung vào bản đồ kỹ nghệ sơ kỳ Đá cũ thế giới; đóng góp cơ sở tư liệu cho việc tìm hiểu con đường hình thành văn hóa đầu tiên của nhân loại, cung cấp các luận chứng khoa học bác bỏ luận thuyết sai lầm của H. Movius đề xướng hơn 70 năm trước về sự đối lập văn hóa tuyệt đối giữa phương Đông và phương Tây ngay từ sơ kỳ Đá cũ.
PGS-TS. Nguyễn Khắc Sử-nguyên nghiên cứu viên cao cấp (Viện Khảo cổ học Việt Nam) cho rằng, kết quả trên là một phát hiện chấn động thế giới về lĩnh vực nghiên cứu nguồn gốc loài người. Bởi trước đây, sự xuất hiện của người đứng thẳng (Homo erectus) ở Lạng Sơn cách đây 0,5 triệu năm được coi là mốc mở đầu cho lịch sử Việt Nam. Và với những phát hiện ở An Khê, chúng ta có cơ sở khoa học để kéo dài mốc thời gian con người xuất hiện trên đất nước Việt Nam, tức gần 1 triệu năm cách ngày nay. Kỹ nghệ An Khê cũng được cho là khác và cổ hơn các di tích sơ kỳ Đá cũ hiện biết ở Việt Nam như: Núi Đọ (Thanh Hóa) với niên đại 40 vạn năm và Xuân Lộc (Đồng Nai) với niên đại khoảng 50 vạn năm. Như vậy, An Khê tự hào là vùng đất mở đầu cho lịch sử loài người ở Việt Nam.
Khai quật tại Rộc Tưng, các nhà khảo cổ nhận định nơi đây tồn tại loại hình cư trú người tối cổ đã biết dùng đá tự nhiên sắp xếp tạo nền; địa điểm này cũng có thể là nơi gia công, chế tác công cụ lao động. Tại mỗi hố khai quật, các nhà khảo cổ tìm thấy rất nhiều đồ đá, mảnh tước. “Chúng tôi đã tìm thấy ở đây một tổ hợp công cụ lao động của con người thời kỳ nguyên thủy, có niên đại cách ngày nay khoảng 80 vạn năm. Đây chính là thông tin khoa học quan trọng nhất”-TS. Kandyba Alexander (nghiên cứu viên Viện Khảo cổ học-Dân tộc học Novosibirsk) cho biết.
Cũng theo TS. Kandyba Alexander, hệ thống di tích khảo cổ học ở An Khê là một trong những khu vực khảo cổ học nổi bật nhất của khu vực Đông Nam Á. Các di tích ở đây cùng với địa điểm Bách Sắc (Trung Quốc) tạo dựng nên cho khu vực châu Á một góc nhìn mới về những chủ nhân của người đứng thẳng (tổ tiên trực tiếp của người hiện đại). Những phát hiện khảo cổ học nơi đây là một trong những nguồn tư liệu rất quan trọng để nghiên cứu lịch sử con người thời kỳ xa xưa.
Bảo tồn, phát huy giá trị nhân loại
Đến thời điểm này, các nhà khảo cổ mới khai quật 4/23 địa điểm di tích sơ kỳ đá cũ, số còn lại nằm rải rác ở 6/11 xã, phường trên địa bàn thị xã An Khê và hầu hết nằm trong khu vực ruộng mía, rẫy mì của người dân. Theo kết quả khảo sát của các nhà khảo cổ thì dấu tích văn hóa kỹ nghệ An Khê được bảo lưu trong địa tầng dày trung bình 25-40 cm, nguyên vẹn, cấu tạo từ đá granite phong hóa tại chỗ. Những kho báu vô giá này đang được bảo vệ trong lớp đất mong manh, dễ bị xâm phạm, phá vỡ. “Chúng tôi hết sức quan tâm đến đặc điểm này để có phương án bảo vệ tính nguyên vẹn của di tích, bởi tầng văn hóa mỏng, nằm không sâu dưới mặt đất, rất dễ bị xâm hại bởi các hoạt động canh tác hiện nay. Do đó, để bảo tồn và phát huy giá trị một cách bền vững rất cần sự tham gia chung tay góp sức từ cộng đồng, đặc biệt sự quan tâm hỗ trợ từ các sở, ngành”-bà Nguyễn Thị Thanh Lịch-Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã An Khê-nhấn mạnh.


Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối-quyền Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam: “Hội thảo khoa học quốc tế lần 2 có vai trò rất to lớn trong việc quảng bá những giá trị kỹ nghệ An Khê, không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Thông qua hội thảo sẽ thu hút đông đảo sự chú ý của các học giả quốc tế để bước đầu công nhận An Khê là một trong những địa điểm xuất hiện đầu tiên của con người ở Việt Nam. Những giá trị lịch sử-văn hóa ở khu vực An Khê có tác dụng rất to lớn trong việc nghiên cứu lại lịch sử, biên soạn các cuốn lịch sử quốc gia và tiến tới xây dựng khu vực này thành khu bảo tồn công viên lịch sử-văn hóa; điền tên An Khê vào bản đồ kỹ nghệ đá cũ khu vực châu Á”.


Từ khi biết trên địa bàn có nhiều dấu tích của người tiền sử, thị xã An Khê đã tích cực phối hợp với các nhà khảo cổ học trong việc thám sát, khai quật; đồng thời tuyên truyền, vận động, thương lượng, hỗ trợ trong việc đền bù đất, hoa màu cho hàng chục hộ dân có đất sản xuất nằm trong khu vực phát hiện di tích khảo cổ. Trong đó, tập trung quy hoạch, giải phóng mặt bằng, thu hồi hàng ngàn mét vuông đất tại khu vực Rộc Tưng (xã Xuân An) để đảm bảo cho quá trình khai quật và xây nhà bảo tồn, bảo tàng ngoài trời, làm đường giao thông… Tại đây, thị xã đã đầu tư trên 10 tỷ đồng để hoàn thiện các hạng mục công trình, cứng hóa bê tông đường giao thông từ tỉnh lộ 669 đến Khu di tích Rộc Tưng dài gần 2 km; xây dựng hàng rào bảo vệ và làm 2 nhà bảo tồn ngoài trời ở Rộc Tưng 1 và Rộc Tưng 4; lắp đặt các bảng tên, biển chỉ dẫn, bảng thuyết minh bằng tiếng Việt và tiếng Anh; trưng bày hàng chục bức ảnh về quá trình khai quật; dựng 3 biển chỉ dẫn bằng đá tảng granite nguyên khối; trồng cây xanh, tạo cảnh quan bóng mát cho khu di tích…
Song song với công tác bảo tồn, thị xã An Khê cũng tăng cường quảng bá, giới thiệu tiềm năng khảo cổ học trên vùng đất An Khê; phối hợp với tỉnh, sở, ban ngành liên quan tổ chức hội thảo; lập hồ sơ đề nghị công nhận khu di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh; phối hợp với cơ quan báo, đài đăng tải hàng chục bài viết, phim tài liệu, phóng sự về khảo cổ học ở An Khê; tăng cường tuyên truyền người dân, nâng cao nhận thức trong việc gìn giữ bảo tồn, đặc biệt là giáo dục thế hệ trẻ biết trân quý, tự hào những giá trị lịch sử-văn hóa trên quê hương An Khê.
“Để phát huy những giá trị khảo cổ học tại khu vực Rộc Tưng, chúng tôi đã thảo luận với chuyên gia, chọn các điểm khai quật để xây nhà bảo vệ, từng bước xây dựng bảo tàng ngoài trời để phục vụ các đợt nghiên cứu tiếp theo; kêu gọi, xúc tiến đầu tư theo định hướng nghiên cứu, nghỉ dưỡng; triển khai theo hướng khảo cổ cộng đồng. Đây là điểm mới, điểm riêng có ở An Khê”-Bí thư Thị ủy An Khê thông tin thêm.
 Cuối tháng 10-2016, UBND tỉnh Gia Lai đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ nhất với tên gọi “Thời đại đá cũ tại Việt Nam trong bối cảnh khu vực” đã khẳng định giá trị lịch sử văn hóa lâu đời trên vùng đất An Khê. Tiếp tục tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các nhà khoa học trong nước và quốc tế, ngày 29 và 30-3-2019, UBND tỉnh phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế lần 2 với chủ đề “Kỹ nghệ đá cũ An Khê trong bối cảnh các kỹ nghệ ghè 2 mặt ở châu Á”. Tại đây, dựa trên công bố kết quả nghiên cứu về giá trị đặc biệt của hệ thống di chỉ sơ kỳ đá cũ ở An Khê của các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, tỉnh sẽ xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa này, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, du lịch địa phương.
 NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.