Ấn Độ áp thuế 20% đối với gạo đồ, siết chặt xuất khẩu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ấn Độ vừa quyết định áp thuế suất lên tới 20% đối với các lô gạo đồ xuất khẩu của nước này nhằm kiểm soát tình trạng giá tăng và đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa. Với động thái này, các chuyên gia cảnh báo giá gạo toàn cầu có thể tiếp tục tăng cao hơn nữa.

Lúc nửa đêm ngày 25, rạng sáng ngày 26-8-2023 (theo giờ New Delhi), Bộ trưởng Bộ Tài chính Ấn Độ đã ký sắc lệnh áp thuế xuất khẩu lên tới 20% đối với mặt hàng gạo đồ (basmati) và có hiệu lực ngay lập tức.

Công nhân làm việc trong xưởng xay xát gạo ở ngoại ô thành phố Hyderabad, Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Công nhân làm việc trong xưởng xay xát gạo ở ngoại ô thành phố Hyderabad, Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Gạo đồ là loại gạo mà phần thóc được ngâm trong nước nóng rồi mới được gia công chế biến.

Hiện, Bộ Tài chính Ấn Độ cho biết việc áp thuế 20% đối với các lô gạo đồ xuất khẩu sẽ kéo dài đến ngày 16-10-2023. Các lô gạo đồ đã có đầy đủ giấy phép xuất khẩu, đang nằm tại cảng chuẩn bị xuất khẩu; hoặc chưa được hải quan cấp phép xuất khẩu (LEO) nhưng đã có chứng từ hợp lệ (LC) trước ngày 25-8-2023 sẽ không phải chịu mức thuế trên.

Thị trường gạo thế giới đang trải qua cú sốc cung khi Ấn Độ, quốc gia chiếm 40% thị phần xuất khẩu gạo toàn cầu, đột ngột cấm xuất khẩu toàn bộ các loại gạo tẻ (non-basmati) kể từ ngày 20-7-2023 nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa. Gạo tẻ chiếm tới 80% tổng lượng gạo xuất khẩu hàng năm của Ấn Độ. Nay, Ấn Độ tiếp tục áp thuế 20% đối với gạo đồ, siết chặt xuất khẩu.

Ấn Độ hiện chiếm khoảng 40% tổng lượng gạo xuất khẩu trên toàn cầu và chiếm thị phần lớn trong phân khúc gạo giá rẻ. (Đồ hoạ: Reuters)

Ấn Độ hiện chiếm khoảng 40% tổng lượng gạo xuất khẩu trên toàn cầu và chiếm thị phần lớn trong phân khúc gạo giá rẻ. (Đồ hoạ: Reuters)

Ấn Độ hiện là quốc gia xuất khẩu gạo đồ lớn nhất thế giới và đạt 7,4 triệu tấn trong năm 2022. Việc áp đặt thuế suất 20% đối với gạo đồ xuất khẩu có thể sẽ đẩy giá loại gạo này lên cao hơn nữa trên thị trường thế giới.

Một đại lý có trụ sở tại Mumbai cho biết lệnh cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo ngoại trừ gạo basmati trước đó đã thúc đẩy một số khách hàng tăng mua gạo đồ và nâng giá loại gạo này lên mức cao kỷ lục.

Có thể bạn quan tâm

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

null