50 năm quan hệ Việt Nam-Ấn Độ: Thành tựu và Triển vọng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tại hội thảo do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và ĐSQ Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức, các học giả và chuyên gia nhấn mạnh: Tình hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ trường tồn theo thời gian.
Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Ngày 22/12, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "50 năm quan hệ Việt Nam-Ấn Độ: Thành tựu và Triển vọng trong bối cảnh mới."

Tại hội thảo, các học giả và chuyên gia của Ấn Độ và Việt Nam nhấn mạnh: Tình hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ trường tồn theo thời gian. Các mối liên kết Phật giáo từ thế kỷ thứ hai sau Công Nguyên đã được lịch sử ghi lại và hàng trăm di tích trên khắp Việt Nam kéo dài hơn nghìn năm kết nối văn minh, chứng minh chiều sâu của sự giao thoa giữa lịch sử và văn hóa hai quốc gia.

Giai đoạn hiện đại của mối quan hệ Việt Nam-Ấn Độ gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Là nhà ngoại giao đầu tiên đến Ấn Độ để thiết lập Tổng Lãnh sự quán Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên nhấn mạnh mối đoàn kết, quan hệ giữa hai nước vốn có hàng nghìn năm và cho đến ngày nay mối quan hệ vẫn bền chặt, vững chắc.

"Đây là một mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Trong thời kỳ Việt Nam chống thực dân Pháp trong 9 năm, nhân dân Ấn Độ luôn luôn ủng hộ chúng ta. Nhiều nơi ở Ấn Độ đã có các cuộc biểu tình chống thực dân Pháp. Nhất là sau này trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước của Việt Nam. Sự ủng hộ của Ấn Độ vô cùng quyết liệt, vô cùng to lớn, vô cùng sâu đậm. Thời kỳ ấy, tôi đã ở Ấn Độ: cả nước Ấn Độ lớn, đông như vậy, rất nhiều đảng phái... nhưng riêng việc ủng hộ Việt Nam là thống nhất," ông Nguyễn Di Niên nhấn mạnh.

Các tham luận tại Hội nghị khẳng định thế giới đang chứng kiến những bất ổn đáng kể, thời điểm này cần ghi nhớ sự đoàn kết và niềm tin bền vững giữa hai nước như một nguồn động viên và niềm tin để vượt qua giai đoạn này.

Các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng xu hướng kinh tế có ý nghĩa đối với quan hệ đối tác Ấn Độ-Việt Nam. Trong khi cả hai quốc gia đều hội nhập kinh tế, thương mại, đầu tư, liên kết kinh doanh với thế giới thì cũng cần tập trung nhiều hơn vào hợp tác với nhau vì sẽ xuất hiện nhiều cơ hội giữa hai nền kinh tế.

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya cho rằng công nghệ đang trở thành động lực chính cho tăng trưởng, phát triển, chuỗi giá trị và thịnh vượng trong thế giới đang không ngừng phát triển ngày nay. Không phải ngẫu nhiên mà Ấn Độ và Việt Nam lại tập trung đưa các xu hướng công nghệ vào kế hoạch kinh tế quốc gia của mình.

“Tôi thấy có nhiều điểm tương đồng trong việc thúc đẩy công nghệ của Ấn Độ và Việt Nam cũng như việc thiết lập các cơ quan và lực lượng đặc nhiệm quốc gia để đưa những phát triển này vào quỹ đạo tăng trưởng trong tương lai của hai nước," Đại sứ chia sẻ.

Tại Hội thảo, các đại biểu trao đổi về hợp tác tiềm năng nhiều hơn giữa hai nước, bao gồm chuyển đổi số; về dự án tầm nhìn viễn thông 6G; ngân hàng và thanh toán số hỗ trợ cho ngành du lịch, kinh doanh và dịch vụ cho cư dân nước ngoài.

Đồng thời, các đại biểu nhấn mạnh khi cả hai bên đều hướng tới phát thải bằng không, những thành công và kinh nghiệm chuyển đổi năng lượng quốc gia có thể đem lại lợi ích cho nhau từ các mô hình, chính sách về đấu giá điện, quản lý lưới điện, mua điện và khuyến khích phương tiện điện tử.

Có thể bạn quan tâm

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai Châu Ngọc Tuấn (giữa) trao quyết định và tặng hoa chúc mừng tập thể Ban Biên tập Báo Gia Lai mới. Ảnh: Đ.T

Công bố quyết định hợp nhất Báo Gia Lai và Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh thành Báo Gia Lai

(GLO)- Sáng 29-4, tại Trụ sở Báo Gia Lai (TP. Pleiku), Tỉnh ủy Gia Lai đã tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác tổ chức và cán bộ. Đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị.

Phản ứng của ông Trump từ vụ Nga phóng tên lửa vào Kiev và vụ tướng Nga bị ám sát mới đây

Phản ứng của ông Trump từ vụ Nga phóng tên lửa vào Kiev và vụ tướng Nga bị ám sát mới đây

(GLO)- Trong bài đăng trên mạng xã hội Truth sau cuộc gặp ngày 26/4 với Tổng thống Volodymyr Zelensky khi dự tang lễ Giáo hoàng Francis tại Vatican, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết "có lẽ cần đối xử với Nga theo cách khác", có thể bằng cách áp thêm lệnh trừng phạt với nước này.

Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Gia Lai-Dấu ấn một nhiệm kỳ, tạo động lực phát triển trong giai đoạn mới

Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Gia Lai-Dấu ấn một nhiệm kỳ, tạo động lực phát triển trong giai đoạn mới

(GLO)- Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai với Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố lần thứ tư (nhiệm kỳ 2021-2026) tổ chức Hội nghị "Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Gia Lai-Dấu ấn một nhiệm kỳ, tạo động lực phát triển trong giai đoạn mới" vào chiều 25-4, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Trước ngày 15/6, hoàn thành đề án thành lập đảng bộ tỉnh, thành phố sau sắp xếp

Trước ngày 15/6, hoàn thành đề án thành lập đảng bộ tỉnh, thành phố sau sắp xếp

Ban Tổ chức Trung ương vừa ban hành hướng dẫn về việc thành lập tổ chức đảng tương ứng các đơn vị hành chính ở địa phương và sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể cấp tỉnh, cấp xã. Hoàn thành Đề án và gửi về Ban Tổ chức Trung ương trước ngày 15/6.

HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII quyết nghị thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính, còn 77 xã, phường

HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII quyết nghị thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính, còn 77 xã, phường

(GLO)- Với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, kỳ họp 26 (chuyên đề) HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) đã hoàn thành nội dung, chương trình đề ra sáng 25-4. Trong đó, các đại biểu HĐND tỉnh đã biểu quyết thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính còn 77 xã, phường.

Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số: Ưu tiên những vấn đề cấp thiết

Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số: Ưu tiên những vấn đề cấp thiết

(GLO)- Qua thực tế triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã đạt nhiều kết quả bước đầu, đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân được cải thiện.