5 sai lầm dễ gây chấn thương khi tập thể dục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tập thể dục mang lại lợi ích sức khỏe cho mọi lứa tuổi, từ người trẻ đến người già. Với những người trên 40 tuổi, khi bắt đầu bước vào tuổi trung niên (từ 40-59 tuổi), tập luyện thường xuyên là rất cần thiết.
Người trên 40 tuổi cần tránh những động tác gây áp lực lớn lên cột sống để giảm nguy cơ chấn thương - Ảnh minh họa: Shutterstock
Người trên 40 tuổi cần tránh những động tác gây áp lực lớn lên cột sống để giảm nguy cơ chấn thương - Ảnh minh họa: Shutterstock
Để có thể tối ưu hóa lợi ích và duy trì tập thể dục đều đặn, những người trên 40 tuổi cần tránh những sai lầm có thể dẫn đến chấn thương.
Tư thế sai
Đây là sai lầm có thể dẫn đến chấn thương nặng trong tập gym và nhiều môn thể thao khác. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi bạn ngày càng lớn tuổi, nhất là khi các khớp xương và cơ bắp bắt đầu lão hóa và không còn dẻo dai như trước, theo MSN.
Cách tốt nhất để tránh tập sai tư thể là phải có huấn luyện viên hướng dẫn hoặc theo học các khóa ngắn hạn liên quan đến môn thể thao mà mình đang tập.
Không bảo vệ cột sống đúng cách
Khi chúng ta già đi, khả năng vận động của cột sống cũng giảm theo. Do đó, những động tác mà bạn thực hiện dễ dàng khi còn trẻ thì khi sau tuổi 40 có thể khó khăn hơn.
Nguyên tắc chung là khi thực hiện các bài tập dùng nhiều sức ở cột sống như gập bụng thì cần chọn tư thế và loại máy tập ít gây áp lực lớn lên lưng, các chuyên gia khuyến cáo, theo MSN.
Không đổi giày thể thao
Hầu hết giày thể thao sẽ có hiệu suất sử dụng tốt nhất trong từ 45 đến 60 giờ sử dụng. Sau khoảng thời gian này, khi mà người mang đã thực hiện nhiều động tác bật, nhảy, chạy thì chất lượng giày không còn tốt như ban đầu nữa. Khả năng giảm sốc khi di chuyển và bảo vệ khớp đã giảm đi.
Với những người trên 40 tuổi, các khớp xương có xu hướng dễ bị chấn thương hơn. Nhiều người thường sử dụng một đôi giày thể thao rất lâu, có khi đến vài năm. Nhưng trên thực tế, cứ trung bình 6 tháng người tập nên thay một đôi giày khác, theo MSN.
Không khởi động
Khởi động bằng các động tác căng cơ và làm nóng cơ thể là rất cần thiết khi tập luyện hay chơi thể thao. Bỏ qua bước này sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương. Điều này đặc biệt đúng với người ở độ tuổi trung niên.
Khởi động kỹ sẽ giúp hạn chế một loại chấn thương khá phổ biến là bong gân. Thông thường, bong gân sẽ mất khoảng 3 tuần mới hồi phục và gây gián đoạn việc tập luyện.
Chạy đường dài
Những người trung niên nên chạy bộ vì chạy bộ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, họ cần hạn chế chạy những khoảng đường quá dài.
Viêm xương khớp là một trong những loại bệnh viêm khớp phổ biến nhất thế giới. Chạy bộ không gây viêm xương khớp nhưng có thể làm bệnh trầm trọng hơn vì gây áp lực lớn lên khớp gối, mặt cá, hông và nhiều khớp khác, theo MSN.
Các chuyên gia khuyến cáo những người bị viêm xương khớp nên chọn một số hình thức tập cardio khác nhẹ nhàng hơn, chẳng hạn như bơi lội.
Theo Ngọc Quý (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.