5 kho báu gây kinh ngạc nhất lộ diện năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
2023 là một năm "được mùa" của các nhà khảo cổ, khi các kho báu gây kinh ngạc liên tiếp được phơi bày trên khắp thế giới.

Một số kho báu đáng chú ý nhất đã được hai chuyên san khoa học Live ScienceHeritage Daily bình chọn:

1. "Phù điêu" của loài người cổ Neanderthals

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS One đã xác nhận các bản khắc kỳ lạ được tìm thấy trong hang động La Roche-Cotard ở Pháp là "tác phẩm nghệ thuật" của người Neanderthals.

Bức "phù điêu" do người Neanderthals chạm khắc là kho báu vô song - Ảnh: HERITAGE DAILY

Bức "phù điêu" do người Neanderthals chạm khắc là kho báu vô song - Ảnh: HERITAGE DAILY

Niên đại khoảng 57.000 năm khiến chúng trở thành một trong những bằng chứng lâu đời nhất về khả năng sáng tạo đáng kinh ngạc của loài người cổ này.

Đó là một loài cùng thuộc chi Homo (chi Người) với chúng ta. Mặc dù đã tuyệt chủng khoảng hơn 30.000 năm trước nhưng DNA của người Neanderthals vẫn còn sót lại trong cơ thể người hiện đại, bắt nguồn từ các cuộc giao phối dị chủng cổ xưa.

2. Thanh kiếm của người khổng lồ

Như được lấy ra từ một tiểu thuyết kiếm hiệp, thanh kiếm dài tới 2,3 m đã gây kinh ngạc khi được khai quật từ gò mộ Tomiomaruyama ở TP Nara - Nhật Bản, theo Heritage Daily.

Thanh kiếm cổ dài 2,3 m được khai quật ở TP Nara - Ảnh: HERITAGE DAILY

Thanh kiếm cổ dài 2,3 m được khai quật ở TP Nara - Ảnh: HERITAGE DAILY

Thanh kiếm khổng lồ có lưỡi hơi cong giống một con rắn, một ví dụ điển hình của thanh kiếm dakoken liên quan đến thờ cúng thần rắn, theo Trung tâm Nghiên cứu di sản văn hóa chôn cất TP Nara và Viện Khảo cổ Kashihara (tỉnh Nara).

Tuy vậy, không có người khổng lồ nào thực sự tồn tại: Thanh kiếm chỉ được sử dụng cho mục đích nghi lễ, xua đuổi ma quỷ chứ không dùng như vũ khí.

3. Bảy thanh kiếm khiến kẻ trộm mộ "lạc lối"

Một nhóm các tình nguyện viên khảo cổ đã tìm ra một trong những cụm kho báu lớn nhất nước Đức, nguyên vẹn đáng kinh ngạc trong một khu vực bị kẻ trộm mộ tấn công nhiều lần từ thế kỷ XIX đến nay.

Nhà khảo cổ học Detlef Jantzen (trái) và bà Bettina Martin, Bộ trưởng Bộ Khoa học và văn hóa Đức đang xem xét các hiện vật - Ảnh: LAKD

Nhà khảo cổ học Detlef Jantzen (trái) và bà Bettina Martin, Bộ trưởng Bộ Khoa học và văn hóa Đức đang xem xét các hiện vật - Ảnh: LAKD

Cụm kho báu được chôn ở 3 địa điểm khá gần nhau, gồm 7 thanh kiếm cổ và 8.000 đồng xu. Đây là kho lưu trữ tiền xu Slav lớn nhất từng được tìm thấy.

Ngoài ra, các thanh kiếm có giá trị cao nhất: Một số trong chúng có niên đại lên tới 3.000 năm tuổi, là các vật dụng nghi lễ.

4. Đền cổ Ai Cập đầy báu vật

Theo Live Science, một ngôi đền cổ đầy báu vật đã được phát hiện trong năm 2023 khi các nhà khảo cổ học khám phá ở khu vực ngoài khơi bờ biển Địa Trung Hải của Ai Cập.

Ngôi đền thờ thần Amun của người Ai Cập cổ đại này đã bị chìm hoàn toàn dưới nước, bên trong còn nguyên vẹn vô số đồ trang sức vàng, dụng cụ nghi lễ bằng bạc, hộp đựng bằng thạch cao.

Những món trang sức quý giá, tinh xảo được khai quật từ ngôi đền cổ bị chìm - Ảnh: ANTIQUITY

Những món trang sức quý giá, tinh xảo được khai quật từ ngôi đền cổ bị chìm - Ảnh: ANTIQUITY

5. Kho tiền vàng khổng lồ hiện ra giữa đồng

Một người đàn ông đang làm việc trên cánh đồng bắp của mình ở bang Kentucky - Mỹ thì đào được kho báu không thể ngờ nổi: 700 đồng xu bằng vàng có niên đại từ năm 1840-1863.

Kho tiền vàng vĩ đại được chôn giữa đồng - Ảnh: LIVE SCIENCE

Kho tiền vàng vĩ đại được chôn giữa đồng - Ảnh: LIVE SCIENCE

Dù niên đại chỉ vài trăm năm nhưng đây là một trong những kho tiền xu cổ lớn nhất nước Mỹ, lại bằng vàng và có giá trị lịch sử đặc biệt bởi được chôn giấu vào thời nội chiến của nước Mỹ, ngay trước một cuộc đột kích của quân miền Nam.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vấn vít tơ hồng

(GLO)- Một chiều, khi chở con gái đi dạo, tôi bần thần dừng lại trước một bờ giậu thấp vàng ruộm dây tơ hồng. Con gái tôi thích thú ồ lên khi thấy loài dây leo lạ. Nghe tôi nói tên, con còn thắc mắc vì sao dây leo chỉ có màu vàng, hoa thành chùm trắng mà lại gọi là dây tơ hồng.

Thơ Lê Thị Kim Sơn: Đa mang ánh chiều

Thơ Lê Thị Kim Sơn: Đa mang ánh chiều

(GLO)- "Đa mang ánh chiều" của tác giả Lê Thị Kim Sơn là chiêm nghiệm về sự mong manh của thời gian và cả cảm giác cô đơn, lạc lõng khi đối diện với ánh chiều tắt dần. Mạch cảm xúc bài thơ diễn ra trong một không gian yên ả, tưởng chừng như thanh bình nhưng lại chất chứa nhiều nỗi niềm sâu kín...

Tản mạn chuyện tình yêu

Tản mạn chuyện tình yêu

(GLO)- Trong một giờ học liên quan đến nội dung giáo dục giới tính, sau nhiều vấn đề được nêu ra thảo luận khá sôi nổi, tôi đặt câu hỏi thăm dò thử xem các em học sinh suy nghĩ thế nào về tình yêu ở tuổi học trò. Lớp học ngay lập tức được chia thành 2 nhóm với các ý kiến trái chiều.

Thanh âm quê nhà

Thanh âm quê nhà

(GLO)- Sinh ra vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, tuổi thơ tôi gắn liền với những cánh đồng lúa xanh mướt, con đường làng quanh co và những ngôi nhà tranh đơn sơ mộc mạc. Quê nhà dẫu còn nghèo khó nhưng lại chứa đựng biết bao kỷ niệm đẹp đẽ, khó quên.

Cỏ xanh về phía cũ

Cỏ xanh về phía cũ

(GLO)- Bài thơ “Cỏ xanh về phía cũ” của Vân Phi như một bức tranh ký ức trầm lắng về mái ấm gia đình, nơi thời gian dường như lặng lẽ quay trở lại qua những hình ảnh quen thuộc, giản dị thấm đượm tình cảm và ký ức sâu sắc khiến người ta thổn thức.

Giấc mơ xanh

Giấc mơ xanh

(GLO)- Mùa xuân có muôn vàn con đường mở ra trước mắt. Mới hôm nào giá rét đẩy ta đến bờ sông sụt lở, thấy bi quan, lo lắng thì giờ đây, mùa xuân như bến mơ, có con đò sẵn đợi.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Ngát hương mùa hoa trắng

(GLO)- Đầu xuân mới, Tây Nguyên khoác lên mình tấm áo trắng tinh khôi của những vườn rẫy cà phê. Đó là lúc đất trời như giao hòa trong sắc hương, khi từng chùm hoa trắng muốt nở rộ trên những cành cây, tỏa hương ngọt ngào quyến rũ khắp không gian.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.