Phát hiện 2 nơi kim cương đang rơi từ trên trời xuống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Những trận "bão tuyết" lấp lánh, đầy kim cương có thể tương đối phổ biến trên khắp vũ trụ. Riêng trong hệ Mặt Trời, có 2 hành tinh như vậy.

Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Astronomy cho thấy ở những hành tinh khí khổng lồ băng giá, kim cương có thể được tạo ra ở nơi có nhiệt độ và áp suất cực cao ở sâu trong bầu khí quyển, chứ không phải từ sâu bên trong lòng đất như ở địa cầu.

Ngay trong hệ Mặt Trời, chúng ta có tận 2 thế giới sở hữu hiện tượng hấp dẫn này: Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương.

Kim cương được tạo ra và rơi xuống như mưa ở các hành tinh khí băng giá. Ảnh: XFEL/NASA

Kim cương được tạo ra và rơi xuống như mưa ở các hành tinh khí băng giá. Ảnh: XFEL/NASA

Theo Science Alert, các thí nghiệm mà nhóm nghiên cứu thực hiện chỉ ra nhiệt độ và áp suất cực đoan sâu trong khí quyển 2 hành tinh khổng lồ này đủ để phá vỡ các hydrocarbon như methane (CH4).

Điều này cho phép các nguyên tử carbon "lẻ loi" liên kết với 4 nguyên tử carbon khác, từ đó tạo nên tinh thể kim cương rắn.

Các thí nghiệm cũng cho thấy quá trình "hình thành kim cương trong không khí" đòi hỏi nhiệt độ và áp suất thấp hơn nhiều so với cách các tinh thể quý giá được hình thành trên Trái Đất.

"Đột phá này không chỉ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về các hành tinh băng giá trong hệ Mặt Trời mà còn có ý nghĩa trong việc tìm hiểu các cơ chế tương tự ở các ngoại hành tinh" - nhà vật lý Siegfried Glenzer từ Phòng thí nghiệm Máy gia tốc quốc gia SLAC (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu - cho biết.

Công trình cũng chỉ ra các viên "kim cương bầu trời" này có thể hình thành ở vị trí nông hơn so với các ước tính ban đầu, có nghĩa là ở một độ cao nhất định, kim cương vãn đang lao xuống kéo theo khí và băng, như những hạt mưa.

Mưa kim cương có thể ảnh hưởng mạnh đến từ trường của hành tinh, tạo cho Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương một từ quyển bất ổn định, không đối xứng như Trái Đất.

Tất nhiên, để xác nhận điều này cũng như hiểu rõ về cách mưa, bão tuyết kim cương khuấy động bầu khí quyển dày đặc của Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương, chúng ta sẽ phải chờ các tàu vũ trụ tối tân hơn ra đời, những thứ được thiết kế để đi sâu vào bầu khí quyển.

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.