ASKAP J1832-0911- Bí ẩn chưa có lời giải đáp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-Theo Live Science, ASKAP J1832-0911 được ghi nhận phát ra các xung sóng vô tuyến và tia X kéo dài trong hai phút, lặp lại sau mỗi 44 phút. Tần suất này là điều chưa từng thấy trong các vật thể thiên văn từng được nghiên cứu trước đây.

thien-van-n.jpg
Hình ảnh tổ hợp cho thấy vật thể ASKAP J1832-0911 qua tia X, sóng vô tuyến và ánh sáng hồng ngoại. (Ảnh: NASA)

ASKAP J1832-0911 được phát hiện nhờ kính viễn vọng ASKAP (Australian Square Kilometre Array Pathfinder) đặt tại Úc, kết hợp với đài quan sát tia X Chandra của NASA.

Đây là lần đầu tiên một vật thể thuộc nhóm "period transients" (vật thể phát xung chu kỳ dài) lại phát ra cả tia X - một loại bức xạ năng lượng cao thường chỉ bắt gặp trong môi trường cực nóng hoặc cực mạnh. Phát hiện này được xem là có thể mở ra một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới trong vật lý thiên văn.

Tiến sĩ Andy Wang từ Đại học Curtin (Australia ) nói: “Việc phát hiện ra rằng ASKAP J1832-0911 phát tia X giống như tìm kim đáy bể vậy. Kính ASKAP có trường quan sát rất rộng, trong khi Chandra chỉ quan sát một phần nhỏ của bầu trời đêm. Vì thế, thật may mắn khi Chandra cũng đang quan sát chính khu vực bầu trời đó vào đúng thời điểm ấy".

phat-sags.png
Đây là lần đầu tiên các LPT được phát hiện phát ra tia X (Nguồn: vietnamnet.vn)

Về bản chất, giới khoa học vẫn chưa xác định chính xác vật thể này là gì. Một số giả thuyết cho rằng đây có thể là magnetar (sao neutron có từ trường cực mạnh) hoặc sao lùn trắng trong một hệ sao đôi. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Andy Wang - người dẫn đầu nhóm nghiên cứu - không giả thuyết nào giải thích trọn vẹn hiện tượng phát xung đặc biệt này.

ASKAP J1832-0911 được phân loại là một hiện tượng thoáng qua chu kỳ dài (LPT). Sự tồn tại của các LPT, đặc biệt là một vật thể như ASKAP J1832-0911, đang đặt ra thách thức lớn đối với các lý thuyết vật lý thiên văn hiện có. Việc lý giải nguồn gốc của các tín hiệu đều đặn, kéo dài và bất thường như vậy vẫn đang là một bí ẩn.

Vật thể này hoàn toàn khác biệt so với bất kỳ thứ gì chúng tôi từng thấy

(Tiến sĩ Andy Wang)

Có thể bạn quan tâm

Vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân nhận Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan do Tổng thống Pháp trao tặng

Vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân nhận Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan do Tổng thống Pháp trao tặng

(GLO)-Tổng thống Pháp vừa ký sắc lệnh trao tặng Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan cho Giáo sư Trần Thanh Vân-Chủ tịch Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam ở Pháp, Giám đốc Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) và Giáo sư Lê Kim Ngọc-Chủ tịch Hội Bảo trợ trẻ em Việt Nam tại Pháp.

Tập huấn sử dụng Hệ thống thông tin phản ánh, kiến nghị, sáng kiến và giải pháp phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Tập huấn sử dụng Hệ thống thông tin phản ánh, kiến nghị, sáng kiến và giải pháp phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

(GLO)- Sáng 11-7, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị tập huấn sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Hoàn thành triển khai Bệnh án điện tử, kết nối dữ liệu y tế quốc gia KIOS thông minh

Hoàn thành triển khai Bệnh án điện tử, kết nối dữ liệu y tế quốc gia KIOS thông minh

(GLO)- Đến ngày 30-6, toàn bộ các cơ sở khám-chữa bệnh công lập thuộc tỉnh Bình Định (cũ) đã hoàn thành 3 nhiệm vụ trọng tâm trong lộ trình chuyển đổi số ngành Y tế gồm: lắp đặt KIOS thông minh, triển khai bệnh án điện tử và kết nối thành công với hệ thống điều phối dữ liệu y tế quốc gia.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

(GLO)- Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương.

null