4 sai lầm khi tập thể dục trong thời tiết lạnh cần tránh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tập luyện đều đặn rất quan trọng với duy trì vóc dáng và ngăn tăng cân, đặc biệt là trong thời tiết lạnh. Tuy nhiên, mọi người cần cẩn thận khi tập luyện vì thời tiết lạnh sẽ làm cứng khớp, từ đó dễ gây chấn thương.

Thời tiết lạnh không gây tổn thương khớp nhưng có thể khiến khớp cứng hơn. Nguyên nhân là do nhiệt độ thấp làm cơ bắp và mô liên kết ở khớp co lại. Hệ quả là làm giảm độ linh hoạt của khớp, từ đó tăng nguy cơ chấn thương khi tập thể dục, đặc biệt nếu không khởi động kỹ, theo chuyên trang sức khỏe Heathline (Mỹ).

Người tập cần đến khám bác sĩ nếu đầu gối bị sưng đau kéo dài, ảnh hưởng đến vận động. ẢNH: AI
Người tập cần đến khám bác sĩ nếu đầu gối bị sưng đau kéo dài, ảnh hưởng đến vận động. ẢNH: AI

Ngoài ra, những người đã có các bệnh lý liên quan đến khớp, chẳng hạn như viêm khớp, thường cảm thấy các triệu chứng như sưng, đau nhức trở nên tồi tệ hơn vào mùa đông. Nguyên nhân chủ yếu là do áp suất khí quyển thay đổi và giảm lưu thông máu đến khớp, cơ bắp.

Những sai lầm cần tránh để bảo vệ khớp khi tập luyện trong thời tiết lạnh gồm:

Không khởi động

Không khởi động đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ bị chấn thương. Do đó, người tập cần dành từ 5 đến 10 phút khởi động với các động tác kéo giãn nhẹ nhàng, các chuyển động cường độ thấp như đi bộ, hít đất để cải thiện lưu thông máu và làm nóng các khớp.

Quần áo không giữ ấm

Mặc quần áo không đủ ấm sẽ không thể bảo vệ tốt các khớp, đặc biệt là khớp gối, trước nhiệt độ lạnh. Do đó, khi tập luyện trong phòng gym hay ngoài trời, mọi người cần mặc quần áo ấm, đặc biệt là ở các vị trí như tay, đầu gối. Nếu cần thiết, người tập có thể dùng găng tay hay ống tay áo bảo vệ đầu gối để giữ ấm cho khớp, giảm tình trạng cứng khớp.

Không uống đủ nước

Mất nước không chỉ là vấn đề xảy ra vào mùa hè mà còn cả mùa đông. Uống đủ nước khi tập luyện vào mùa đông rất quan trọng vì giúp duy trì dịch bôi trơn khớp, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp.

Không lắng nghe cơ thể

Cảm giác đau nhức hay khó chịu mức độ nhẹ ở khớp khi tập luyện là điều hết sức bình thường. Thế nhưng, nếu cảm giác đau nhức tăng lên tới mức đau nói, làm cản trở động tác tập luyện thì cần ngưng lại. Tiếp tục tập sẽ dễ dẫn đến chấn thương khớp gối.

Người tập cần đến kiểm tra bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu như sưng đau khớp gối, cơn đau kéo dài nhiều ngày và mỗi lúc một nặng, gây hạn chế vận động, có tiếng kêu răng rắc trong khớp gối, theo Heathline.

Theo Ngọc Quý (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai nhiều ca sởi biến chứng nặng ở trẻ không tiêm vắc xin

Gia Lai nhiều ca sởi biến chứng nặng ở trẻ không tiêm vắc xin

(GLO)- Cuối tháng 3 vừa qua, Gia Lai ghi nhận 1 bệnh nhi (SN 2020) tử vong nghi do sởi biến chứng nặng. Trường hợp này chưa tiêm vắc xin phòng bệnh sởi. Thống kê cho thấy, hầu hết các ca sởi, nghi sởi biến chứng nặng tại tỉnh đều rơi vào trường hợp không tiêm vắc xin hoặc tiêm không đầy đủ.

Gia Lai: Dừng in thẻ bảo hiểm y tế giấy từ ngày 1-6-2025

Gia Lai: Dừng in thẻ bảo hiểm y tế giấy từ ngày 1-6-2025

(GLO)- Tin từ Bảo hiểm xã hội Gia Lai, từ ngày 1-6-2025, đơn vị dừng in thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giấy kể cả các trường hợp đề nghị cấp lại và cấp đổi thẻ BHYT, chỉ thực hiện cấp mới thẻ BHYT giấy đối với các trường hợp không thể cài đặt VssID, VNeID và không có căn cước công dân có gắn chíp.