3 mẹo giúp giảm tác hại của việc ngồi nhiều

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngồi làm việc bàn giấy cả ngày có thể gây hại cho sức khỏe, tạo áp lực cho cơ và khớp. Tình trạng này khiến cơ thể suy yếu và ảnh hưởng đến hiệu suất tập luyện. May mắn là một số cách có thể giúp giảm tác hại của việc ngồi nhiều ảnh hưởng đến thể lực khi bạn tập thể dục.

Ngồi nhiều khiến cơ khớp đau mỏi cũng làm tăng nguy cơ chấn thương khi tập thể dục. Một số cách sẽ giúp giảm tác hại của việc ngồi nhiều, nhờ đó giúp duy trì khả năng vận động thể chất và giảm nguy cơ chấn thương, theo trang tin tức Insider (Mỹ).

Ngồi nhiều sẽ gây căng cứng lưng, vai và hông, từ đó ảnh hưởng đến thể lực khi tập luyện thể dục. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Ngồi nhiều sẽ gây căng cứng lưng, vai và hông, từ đó ảnh hưởng đến thể lực khi tập luyện thể dục. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Các bài tập hông và mông

Ngồi làm việc quá lâu sẽ gây căng và đau các khớp cơ thể, đặc biệt là các khớp quan trọng như lưng, hông và mông. Cảm giác đau mỏi này sẽ làm giảm hiệu suất khi tập luyện trong phòng gym, chạy bộ, quần vợt, võ thuật hay bất kỳ môn thể thao nào khác.

Cách để ngăn tác hại này là hãy hạn chế ngồi liên tục trong thời gian dài và cần thường xuyên vận động. Sau khi ngồi làm một thời gian thì hãy đứng dậy đi lại, thực hiện các động tác đơn giản như xoay hay gập hông, mông. Hãy biến điều này thành thói quen và thực hiện nhiều lần trong ngày. Đặc biệt, không nên để bóp (ví) ở túi quần sau khi ngồi vì sẽ chèn ép lên mông.

Khởi động kỹ trước khi tập

Dù chơi môn thể thao hoặc tập bài thể dục nào thì khởi động luôn là phần rất quan trọng, giúp làm nóng cơ thể và giảm nguy cơ chấn thương. Với những người ngồi làm việc cả ngày rồi chiều tối đến phòng gym thì họ cần khởi động kỹ các khớp hông, lưng và đầu gối.

Các khớp này khi được khởi động sẽ giảm được tác hại của tình trạng căng cứng do phải ngồi quá lâu trên bàn làm việc. Nhờ đó, hiệu suất tập luyện có thể ở mức tối ưu.

Kéo giãn cơ

Sau khi tập, đặc biệt là tập gym, mọi người cần dành thời gian 10 đến 15 phút để thực hiện các động tác kéo giãn cơ. Kéo giãn cơ giúp cơ thể thư giãn, giảm tình trạng căng cứng cơ bắp.

Vì cơ khi căng cứng sẽ bị bó chặt, gây thêm áp lực cho vùng lưng, vai khi đứng lên hay ngồi xuống. Kéo giãn cơ cũng giúp cải thiện lưu thông máu và đẩy nhanh quá trình hồi phục cơ. Những lợi ích này sẽ giúp hạn chế đau lưng, vai khi phải ngồi làm việc vào ngày hôm sau, theo Insider.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.