3 cá nhân xuất sắc của Công an tỉnh Gia Lai được khen thưởng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong tháng 10-2024, Công an toàn tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ các biện pháp công tác, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

3-ca-nhan-xuat-sac-cua-cong-an-tinh-duoc-khen-thuong.jpg
Giám đốc Công an tỉnh trao bằng khen của Bộ Công an và tặng giấy khen cho 3 cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Lê Ánh

Nổi bật là lực lượng Công an đã điều tra làm rõ 58 vụ phạm tội về trật tự xã hội; bắt giữ 40 vụ/43 đối tượng tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy, kinh tế, tham nhũng và chức vụ; bắt 13 đối tượng truy nã; phát hiện hơn 7.200 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông và xử phạt hơn 6.600 trường hợp với tổng số tiền 6,69 tỷ đồng…

Đặc biệt, Công an tỉnh có nhiều tập thể, cá nhân đạt thành tích cao tại các cuộc thi như: giải nhì Cuộc thi giọng hát hay ngoại ngữ dành cho cán bộ Đoàn, Hội toàn quốc; đạt 2 giải B, 3 giải C và 2 bằng khen tại Liên hoan phim Truyền hình-Phát thanh Công an nhân dân; giải nhì toàn đoàn tại Hội thi điều lệnh, quân sự võ thuật và Đại hội khỏe “Vì an ninh Tổ quốc” lần thứ IX khu vực IV; đạt giải khuyến khích Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Tại lễ chào cờ vào sáng 4-11, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh đã trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an cho Thiếu tá Nông Tiến Lực-Cán bộ Phòng An ninh nội địa; tặng giấy khen cho Thiếu tá Trương Quang Tấn và Trung úy Bùi Trung Thành Đạt-Cán bộ Phòng Tham mưu. Đây là 3 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thời gian qua.

Có thể bạn quan tâm

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.