25 năm theo dấu kẻ cướp vượt ngục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lý Quả cầm đầu băng cướp gây khiếp sợ cho các tài xế trên quốc lộ. 25 năm trước, sau khi bị bắt, tướng cướp này vượt ngục trong một đêm mưa gió...
Công an tỉnh Gia Lai vừa bắt được Lý Quả, phạm nhân vượt ngục cách đây 25 năm về quy án. Theo một trinh sát, khi bị bắt giữ, Lý Quả không rõ vì sao công an lại tìm ra mình.
Cưa song sắt vượt ngục
Theo hồ sơ của công an, Lý Quả sinh năm 1962 ở huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Từ năm 1977 đến năm 1980, người này gây ra nhiều vụ án trộm cắp, cướp tài sản.
Sau khi bị bắt, đưa đi cải tạo chín năm tại Trại giam Kim Sơn (Bình Định), Quả quen và kết thân với một phạm nhân đang cải tạo là Nguyễn Ngọc Anh. Mãn hạn tù cùng lúc, hai người này đứng ra lập băng cướp hàng chục người do Ngọc Anh cầm đầu, gây ra hàng loạt vụ cướp táo bạo trên địa bàn tỉnh Bình Định và Phú Yên, gieo rắc sự sợ hãi cho người dân.
Trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 10-1989, băng cướp của Ngọc Anh và Lý Quả gây ra 23 vụ án, lấy đi nhiều tài sản và tiền bạc giá trị. Nạn nhân mà băng này nhắm đến là các ô tô chở hàng hóa.
Theo đó, lợi dụng đêm tối, băng này chia thành từng tốp đi trên tuyến quốc lộ 1 và quốc lộ 19, đặc biệt là các đoạn đèo dốc, thưa dân cư, khi phát hiện tài xế đậu ô tô bên đường vắng là ra tay gây án, sẵn sàng dùng hung khí tấn công nếu tài xế chống trả.
Khoảng 2 giờ một ngày đầu tháng 9-1989, nhóm cướp bốn người trong đó có Lý Quả đi đến dốc Trung An thuộc địa phận tỉnh Phú Yên thì phát hiện một ô tô đậu bên lề đường do tài xế Nguyễn Văn Hữu điều khiển. Sau khi đập vỡ kính, mở cabin xe, cả nhóm cướp túi xách bên trong có chứa 1,3 triệu đồng. Bị anh Hữu phản ứng, Lý Quả dùng gậy sắt đánh vào vùng mặt và đầu khiến nạn nhân bị thương nặng.
Cũng trong đêm đó, cả bọn thực hiện trót lọt một vụ cướp, lấy đi số tiền 1 triệu đồng của Xí nghiệp chăn nuôi Trà Bá của thị xã Pleiku, Gia Lai lúc bấy giờ.
Trước hành vi ngông cuồng của băng cướp, Công an tỉnh Bình Định đã lập chuyên án đấu tranh, trấn áp. Đến cuối năm 1989, băng cướp bị triệt phá. Lý Quả chịu bản án 20 năm tại Trại giam Gia Trung (huyện Mang Yang, Gia Lai).
Ngày 25-9-1994, khi đã thi hành án được hơn bốn năm, Lý Quả cùng một tù nhân khác lợi dụng đêm tối, mưa to gió lớn, cưa song sắt nhà giam bỏ trốn. Trong một thời gian dài, Trại giam Gia Trung đã tích cực phối hợp với các lực lượng, ban ngành chức năng liên quan truy bắt phạm nhân nhưng không có kết quả do những khó khăn, hạn chế nhất định về phương tiện, lực lượng… và tung tích về Lý Quả dần bặt tăm. Tuy nhiên, hồ sơ về tù nhân vượt ngục vẫn được lưu giữ cẩn thận.
 Lý Quả 25 năm trước và hiện tại. Ảnh: Q. LOAN
Lý Quả 25 năm trước và hiện tại. Ảnh: Q. LOAN
Bị bắt trong vỏ bọc ngư dân lương thiện
Tháng 11-2018, thực hiện lệnh của lãnh đạo Bộ Công an về việc mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm trên phạm vi toàn quốc, công an  đã xây dựng kế hoạch, tiếp tục tổ chức xác minh, truy bắt các đối tượng truy nã. Với sự hỗ trợ của công an các đơn vị địa phương và qua công tác nghiệp vụ, danh tính về Lý Quả dần lộ diện.
Ngày 9-4-2019, tổ công tác công an có mặt tại xã An Sơn (huyện Kiên Hải, Kiên Giang). Qua nguồn tin cung cấp, người có tên Lý Hùng (biệt danh Hùng Sida) mang nhiều đặc điểm giống với Lý Quả, đã có vợ, hai con, hiện cư trú tại ấp Bãi Ngự. Người này có mối quan hệ hòa đồng với người dân địa phương và được nhận xét là lương thiện. Một điểm đáng chú ý, mặc dù sinh sống lâu năm tại đây nhưng Lý Hùng không đăng ký cư trú và không có chứng minh nhân dân khiến tổ công tác củng cố thêm niềm tin rằng khả năng Lý Hùng chính là Lý Quả.
Tuy nhiên, việc truy bắt, lật mặt kẻ phạm tội gặp nhiều khó khăn vì vị trí địa lý đặc thù như huyện đảo Kiên Hải có nhiều quần đảo liền kề, ngư dân vùng này thường đánh bắt xa bờ, mỗi chuyến đi kéo dài hàng tháng trời. Do đó nếu phát hiện bị lộ, rất có thể Lý Hùng sẽ bỏ trốn bằng đường biển. Mặt khác, nếu bắt trực tiếp tại nhà riêng, rất có thể lực lượng chức năng vấp phải sự phản kháng của người thân đối tượng.
Sau khi dự liệu tình huống có thể xảy ra, tổ công tác đã áp dụng biện pháp nghiệp vụ là tìm cách đưa Lý Hùng về UBND xã An Sơn làm việc.
“Vừa ngồi vào ghế trong trụ sở xã, Lý Hùng giật nảy mình khi một trinh sát nghiêm giọng: “Lý Quả, mời anh ngồi xuống”. Nghe câu này, chân Lý Hùng chùn xuống, mắt mở to, tính quay đầu bỏ chạy thì phía sau hai người đã áp sát. Lý Hùng luôn miệng: “Các anh nhầm rồi, tôi là… Lý Hùng”” - một chiến sĩ kể.
Sau một hồi đấu tranh, Lý Hùng đã thừa nhận bản thân chính là Lý Quả, từng vượt ngục từ năm 1994. Lúc công an áp giải Lý Quả đi, người dân vùng biển xã An Sơn hết sức bất ngờ về người đàn ông ngoài 50 tuổi vốn được tiếng hiền lành này...
LỮ QUỲNH LOAN (PLO)

Có thể bạn quan tâm

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tặng giấy khen cho các nhà báo, phóng viên hoàn thành chuyến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1. Ảnh: N.Q

Tác nghiệp trên Nhà giàn DK1

(GLO)- Vượt qua hàng trăm hải lý để đến với Nhà giàn DK1 là một trải nghiệm không thể nào quên đối với người làm báo. Càng đặc biệt hơn đối với tôi khi đây là lần đầu tiên được đặt chân lên Nhà giàn DK1 tác nghiệp, để thấm thía thế nào là gian khó, thế nào là tự hào.

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

(GLO)- Trong kháng chiến, bên cạnh những người lính cầm súng chiến đấu còn có nhiều phóng viên chiến trường với “vũ khí” là chiếc máy ảnh, cuốn sổ tay, cây bút để ghi lại từng khoảnh khắc của lịch sử. Ông Nguyễn Đức Thanh và ông Lý Vĩnh Hoa là những nhà báo như vậy.

null