232 gian hàng tham gia Hội chợ nông sản, thực phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kbang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Sáng 31-7, tại Công viên văn hóa huyện Kbang (tỉnh Gia Lai), UBND huyện Kbang khai mạc Hội chợ nông sản, thực phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kbang. Đây là chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động Ngày hội Du lịch huyện Kbang năm 2024.

Các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Kbang cắt băng khai mạc Hội chợ nông sản, thực phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kbang năm 2024. Ảnh: Ngọc Minh

Các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Kbang cắt băng khai mạc Hội chợ nông sản, thực phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kbang năm 2024. Ảnh: Ngọc Minh

Hội chợ nông sản, thực phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kbang diễn ra từ ngày 31-7 đến ngày 3-8. Hội chợ thu hút 232 gian hàng của các địa phương: Kbang, Ia Grai, Đak Pơ, Đăk Đoa, Chư Prông, Mang Yang, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa, TP. Pleiku; Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi; Trung tâm ứng dụng Khoa học và Công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ); Trung tâm Khuyến công xúc tiến thương mại Gia Lai (Sở Công Thương); các gian hàng đến từ huyện An Lão, Tây Sơn, Phù Cát, Vĩnh Thạnh, Tuy Phước, thị xã An Nhơn, thị xã Hoài Nhơn, TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định); huyện Kon Rẫy, Tu Mơ Rông, TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum); huyện Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi).

Lãnh đạo Huyện ủy Kbang tham quan gian hàng, tại Hội chợ nông sản, thực phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Lãnh đạo Huyện ủy Kbang tham quan gian hàng, tại Hội chợ nông sản, thực phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Huyện Kbang tham gia 168 gian hàng của các xã, thị trấn, một số cơ quan, doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Các gian hàng mang tới hội chợ nhiều nông, lâm sản, thực phẩm thế mạnh của huyện Kbang như: các loại sâm rừng, nấm rừng, cây dược liệu, mật ong rừng, mật nhân, cam, mắc ca, gạo lức đô (gạo bọc thép), gạo ST25, gạo nếp than, heo đen...

Các sản phẩm đặc trưng của một số huyện của tỉnh Kon Tum như: Các loại sâm, trà thảo dược, cà phê, hạt tiêu, rượu cần.

Hội chợ nông sản, thực phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kbang với sự tham gia của 232 gian hàng. Ảnh: Ngọc Minh

Hội chợ nông sản, thực phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kbang với sự tham gia của 232 gian hàng. Ảnh: Ngọc Minh

Hội chợ nông sản năm nay còn có các sản phẩm truyền thống của tỉnh Bình Định như: nước mắm, bánh tráng dừa, phở khô, rượu bàu đá, nem chả, bánh ít. Các sản phẩm tỏi Lý Sơn của huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) cũng được giới thiệu tại Hội chợ.

Hội chợ nông sản, thực phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kbang diễn ra từ ngày 31-7 đến ngày 3-8, tại Công viên văn hóa huyện Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Hội chợ nông sản, thực phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kbang diễn ra từ ngày 31-7 đến ngày 3-8, tại Công viên văn hóa huyện Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Phát biểu khai mạc hội chợ, ông Nguyễn Mạnh Cường-Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang, Trưởng Ban tổ chức Ngày hội Du lịch huyện Kbang năm 2024 cho biết: Việc tổ chức hội chợ nông sản, thực phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kbang năm 2024 sẽ tạo điều kiện để huyện Kbang và các huyện bạn gặp gỡ, chia sẻ, quảng bá tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch, giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống các dân tộc, những đặc sản đặc trưng của huyện.

Đồng thời tạo điều kiện cho các địa phương, doanh nghiệp tiếp cận và giới thiệu sản phẩm đến du khách, tạo ra chuỗi các hoạt động phong phú, đa dạng, đặc sắc nhằm nhấn mạnh Kbang luôn là điểm đến "An Toàn-Hấp dẫn-Thân thiện" với du khách trong và ngoài tỉnh.

“Hội chợ nông sản, thực phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kbang nằm trong chuỗi các hoạt động Ngày Hội du lịch Kbang năm 2024, là sự kiện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Đảng bộ huyện Kbang (15/9/1954-15/9/2024); đồng thời tiếp tục quảng bá hình ảnh, vùng đất, con người, bản sắc văn hoá, hoạt động du lịch và ẩm thực đặc trưng của huyện Kbang; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư, quảng bá văn hóa, hình ảnh, phát huy những thế mạnh vốn có, chủ động thu hút, hợp tác đầu tư, phát triển”-Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

null