2 tháng đầu năm, cả nước có hơn 51.000 doanh nghiệp dừng hoạt động

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Theo Tổng cục Thống kê, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2023, cả nước có 51,4 ngàn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2021, trung bình mỗi tháng có 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường dù dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp. Đến năm 2022, dịch bệnh dần được kiểm soát, nhưng mỗi tháng vẫn có khoảng 11.900 doanh nghiệp đóng cửa. Bước sang năm 2023, bức tranh doanh nghiệp không mấy tích cực. Chỉ trong 2 tháng đầu năm có 51.400 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, mỗi tháng có 25.700 doanh nghiệp rút lui, cao gấp 2,5 lần năm đỉnh dịch 2021. Con số này cũng gấp hơn 2 lần trung bình năm 2022.

2 tháng đầu năm, lượng doanh nghiệp rút lui tiếp tục cao hơn thành lập mới.

2 tháng đầu năm, lượng doanh nghiệp rút lui tiếp tục cao hơn thành lập mới.

Cũng theo Tổng cục Thống kê trong tháng 2-2023, cả nước có 8.841 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 65,6 ngàn tỷ đồng và có gần 51,1 ngàn lao động đăng ký, giảm 18,5% về số doanh nghiệp đăng ký, giảm 33,8% về vốn đăng ký và giảm 25,6% về số lao động so với tháng 1-2023.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, cả nước có 19,7 ngàn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 164,7 ngàn tỷ đồng và 119,6 ngàn lao động, giảm 3% về số doanh nghiệp, giảm 40,7% về vốn đăng ký và giảm 20,1% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, cả nước có 18,2 ngàn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (giảm 18,6% so với cùng kỳ năm 2022), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 2 tháng đầu năm 2023 lên 37,9 ngàn doanh nghiệp, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, bình quân một tháng, cả nước có gần 19 ngàn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Ở chiều ngược lại, 2 tháng đầu năm 2023, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 38,8 ngàn doanh nghiệp, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước; 9,4 ngàn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 5,8%; 3,2 ngàn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 1,6%.

Như vậy, số doanh nghiệp rút lui và tạm thời rút lui khỏi thị trường trong 2 tháng đầu năm 2023 là 51,4 ngàn doanh nghiệp, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 1 tháng có 25,7 ngàn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Về nguyên nhân, theo đánh giá chung do khó khăn về vốn, dòng tiền và thanh khoản đang là thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp. Đối với gói hỗ trợ lãi suất 2% đến nay chỉ cho vay được 0,2% nguồn lực, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Ngân hàng Nhà nước có phương án xử lý.

Hiện Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố triển khai tổ chức hội nghị kết nối ngân hàng-doanh nghiệp nhằm đối thoại, nắm bắt các khó khăn vướng mắc liên quan đến việc tiếp cận vốn vay ngân hàng để kịp thời xử lý, tháo gỡ...

HUỲNH LÊ (tienphong.vn; vietnamfinance.vn; thesaigontimes.vn)

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.