2 ca mắc đậu mùa khỉ, Bộ Y tế đề nghị xác định nguồn lây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Cục Y tế dự phòng vừa có văn bản đề nghị các đơn vị liên quan nhanh chóng xác định nguồn lây, tăng cường công tác phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ sau khi Việt Nam ghi nhận thêm 2 ca mắc

Ngày 26-9, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Viện Pasteur TP HCM; Sở Y tế TP HCM; Sở Y tế Đồng Nai và Sở Y tế Bình Dương về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.

Cục Y tế dự phòng cho biết theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, ngày 23-9, TP HCM ghi nhận 1 trường hợp là nam, 25 tuổi, thường trú tại xã Xuân Trường, Xuân Lộc, Đồng Nai, hiện đang tạm trú tại Gò Vấp, TP HCM dương tính với bệnh đậu mùa khỉ.

Người bệnh đậu mùa khỉ có triệu chứng phát ban cấp tính
Người bệnh đậu mùa khỉ có triệu chứng phát ban cấp tính

Trong 1 tuần gần đây, bệnh nhân có tiếp xúc với bạn gái tạm trú tại TP Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, hiện bạn gái có các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ (phát ban dạng mụn mủ)

Cả hai bệnh nhân không ghi nhận đi nước ngoài hoặc tiếp xúc với người nước ngoài trong vòng 21 ngày kể từ ngày dương tính với bệnh đậu mùa khỉ.

Để kịp thời giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bệnh, kiểm soát dịch kịp thời không để bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ, hạn chế tối đa số mắc và tử vong, Bộ Y tế đề nghị Viện Pasteur TP HCM, Sở Y tế TP HCM, tỉnh Đồng Nai và Bình Dương tăng cường giám sát phòng chống dịch.

Cục Y tế dự phòng lưu ý cần chủ động phối hợp, khẩn trương điều tra kỹ tất cả các trường hợp tiếp xúc với trường hợp dương tính với đậu mùa khỉ nêu trên để xác định nguồn lây nhiễm nhằm quản lý, xử lý kịp thời ổ dịch (nếu có) không để dịch lây lan rộng ra cộng đồng.

Tổ chức điều trị trường hợp dương tính, tránh tử vong, không để xảy ra lây nhiễm chéo, lây nhiễm đối với nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc, điều trị; thực hiện công tác truyền thông bằng nhiều hình thức cho người dân về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng-chống không để người dân hoang mang lo lắng.

Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về giám sát, điều trị và phòng-chống nhiễm khuẩn bệnh đậu mùa khỉ.

Cục Y tế dự phòng cũng đề nghị Viện Pasteur TP HCM tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời các địa phương, đơn vị trên địa bàn về giám sát, lấy mẫu, chẩn đoán và phòng-chống lây nhiễm, xử lý ổ dịch bệnh đậu mùa khỉ.

Như vậy, trong gần 1 năm qua, Việt Nam đã ghi nhận 4 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ. Hai bệnh nhân trước đó (phát hiện tháng 10-2022) đã xuất viện sau 3 tuần điều trị, theo dõi.

Với những người tiếp xúc gần nơi cư trú tại của ca bệnh tại TP HCM hiện sức khỏe ổn định, không xuất hiện triệu chứng bất thường. Đồng thời, đã được hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe tại nhà 21 ngày.

Link bài gốc: https://nld.com.vn/suc-khoe/2-ca-mac-dau-mua-khi-bo-y-te-de-nghi-xac-dinh-nguon-lay-20230926130316634.htm

Có thể bạn quan tâm

Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên tập huấn phòng-chống HIV/AIDS tại Gia Lai

Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên tập huấn phòng-chống HIV/AIDS tại Gia Lai

(GLO)- Trong 2 ngày (5 và 6-12), tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên tổ chức lớp tập huấn phổ biến các quy định giám sát, báo cáo hoạt động phòng- chống HIV/AIDS cho 36 cán bộ phụ trách giám sát, báo cáo hoạt động phòng- chống HIV/AIDS của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Gia Lai.
Gần 65% số ca tay chân miệng nhập viện tại Thành phố Hồ Chí Minh đến từ các địa phương khác

Gần 65% số ca tay chân miệng nhập viện tại Thành phố Hồ Chí Minh đến từ các địa phương khác

Trong bối cảnh dịch bệnh tay chân miệng đang có diễn biến bất thường tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khu vực phía Nam nói chung, cùng với đó số lượng ca bệnh điều trị từ các địa phương khác chuyển về Thành phố ngày càng nhiều, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị các Sở Y tế tỉnh, thành khác nâng cao năng lực điều trị tại địa phương, đặc biệt là bệnh viện tuyến cuối của tỉnh để bệnh nhi có thể được điều trị sớm nhất và thuận tiện nhất.
Công ty Thủy điện Ia Ly hưởng ứng Tuần lễ hồng EVN năm 2023

Công ty Thủy điện Ia Ly hưởng ứng Tuần lễ hồng EVN năm 2023

(GLO)- Nhằm hưởng ứng Tuần lễ hồng do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phát động, sáng 4-12, Công ty Thủy điện Ia Ly và Trung tâm dịch vụ sửa chữa EVN Tây Nguyên phối hợp với Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo Tuần lễ hồng EVN lần IX, năm 2023.
Gia Lai: Tỷ số giới tính khi sinh 105 bé trai/100 bé gái

Gia Lai: Tỷ số giới tính khi sinh 105 bé trai/100 bé gái

(GLO)- Theo Chi cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai, sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình Điều chỉnh mức sinh đến năm 2030 tỉnh Gia Lai, kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về quy mô dân số, kế hoạch hóa gia đình đã hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.
Sẵn sàng ứng phó với dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác

Sẵn sàng ứng phó với dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác

(GLO)- Qua thực tiễn phòng-chống dịch Covid-19 để lại những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu; các bộ ngành, địa phương tiếp tục cảnh giác, phòng ngừa từ sớm, từ xa, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để ứng phó với dịch Covid-19, và các dịch bệnh khác có thể xảy ra; tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, bảo đảm đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phòng-chống dịch kể cả khi xảy ra tình huống xấu.
Gia Lai: Ghi nhận 1 trường hợp tử vong do ăn trứng cóc

Gia Lai: Ghi nhận 1 trường hợp tử vong do ăn trứng cóc

(GLO)- Chiều 1-12, Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Gia Lai cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận 1 vụ ngộ độc thực phẩm do ăn trứng cóc xảy ra tại làng Klăh Băng (xã Ia Băng, huyện Chư Prông) khiến 1 người tử vong và 1 trường hợp nguy kịch.
An Khê tiếp nhận 4.204 đơn vị máu an toàn

An Khê tiếp nhận 4.204 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm công tác vận động hiến máu tình nguyện (giai đoạn 2009-2023) và tôn vinh người hiến máu tình nguyện vào chiều 28-11.