Ý thơ về cùng xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Không chỉ bật thức những tươi xanh của đất trời, xuân về còn làm hừng lên bao ý thơ miên man cùng mùa. Người viết sao có thể không ngồi vào bàn phím để gõ đôi dòng về khung cảnh và tâm cảnh ấy?

Ngay từ đầu năm, các cây bút của Gia Lai đã trình làng khá nhiều bài thơ xuân, như lời chào năm mới, cũng là để gửi gắm vào đó những yêu thương dành cho gia đình, quê hương.

Đêm thơ Nguyên tiêu Xuân Giáp Thìn tối 23-2 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) thu hút đông đảo khán giả đến thưởng thức thơ xuân của các tác giả Gia Lai. Ảnh: Phương Duyên

Đêm thơ Nguyên tiêu Xuân Giáp Thìn tối 23-2 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) thu hút đông đảo khán giả đến thưởng thức thơ xuân của các tác giả Gia Lai. Ảnh: Phương Duyên

Gọi là tản mạn, nhưng tác phẩm “Tản mạn ngày xuân” của nhà thơ Phạm Đức Long lại hàm chứa một ý tứ lớn lao hơn thế nhiều, đó là khơi lại nguồn cội, truyền thống gói gọn trong một chữ “Tết”: “Ngày xuân có tự cái thời/Lang Liêu nấu gạo thành xôi thơm lừng/Bao nhiêu lễ lạt tưng bừng/Cũng không sánh nổi bánh chưng, bánh giầy”. Và, như là phận sự của người đi trước, nhà thơ thuộc hàng “lão niên” này cũng khéo léo gợi nhớ về mạch nguồn, về sợi dây kết nối con người với tiên tổ, họ hàng: “Mùa xuân từ bấy đến nay/Bao nhiêu người đã từng say la đà/Bao cuộc đời đã khuất xa/Xuân về ngỡ lại cùng ta sum vầy!”. Như khẳng định rằng, hai tiếng “nguồn cội” đã và sẽ mãi là điểm tựa của mỗi người trong đời sống này.

Xuân quê hương, tết sum vầy cũng đi vào thơ của các tác giả Gia Lai đầy thân thương, gần gụi. Đọc những dòng dưới đây trong bài “Bay về phía mùa xuân” của nhà thơ Đào An Duyên, ta thấy rõ cái nôn nao của một mùa đoàn viên: “Chuyến bay lúc giao thừa/Bài hát Bonjour Vietnam nhấc bổng tôi lên giữa đêm/Giai điệu quê hương đưa tôi vào Tết/Tôi bay qua cánh đồng/Bàn tay mẹ thảo thơm quyện mồ hôi thơm hương lúa/Gió hong đường cày chờ mạ non trổ đuôi gà/Tôi ngác ngơ bãi bờ chân chất”. Dường như những lam lũ, tảo tần bờ bãi của nơi ta lớn lên luôn là kỷ niệm đẹp nhất đời người, để lúc nào cũng mong mỏi được ôm trọn trong những chuyến trở về.

Và như một mặc định, xuân không thể thiếu bóng mẹ, dù còn in bên thềm hay trong tâm tưởng: “Tháng Giêng còn bên đó/Mẹ đợi ta hiên nhà/Trong mông mênh chiều gió/Dắt ta qua cánh đồng/Tháng Giêng đượm hương sắc/Tháng Giêng ngân ngấn tình/Chút tháng Giêng hạnh phúc/Trên đào hoa tái sinh” (Phác họa tháng Giêng-Nguyễn Thị Diễm).

Bóng hình sơn nữ là nguồn cảm hứng trong thơ xuân cao nguyên. Ảnh: Phương Duyên

Bóng hình sơn nữ là nguồn cảm hứng trong thơ xuân cao nguyên. Ảnh: Phương Duyên

Xuân đến còn mang theo cái tình tròn đầy-tình người, tình đời. Đặc biệt, sắc xuân cao nguyên đã làm nên chất riêng khó lẫn trong thơ của các cây bút tại vùng đất Gia Lai. “Ai đã đem mùa xuân đến đây” là sự ngỡ ngàng của nhà thơ Ngô Thanh Vân khi ngắm nhìn bao tươi thắm quanh mình: “Nhánh mai rừng bỗng chiu chít nụ/Nhưng nhức bật chồi non lá nõn/Mơn man sơn nữ ngực trần/Bắp chân tròn lẳn/Thoăn thoắt đi từ phía núi rừng/Dã quỳ đã thôi vàng khắp chốn/Sót vài bông quyến luyến lối về/Và bụi đỏ nhuộm hồng lá thẫm/Và gió lộng thổi tràn bờ thẳm/Hương ngạt ngào bay/Hoa nở trắng đồi”. Bóng hình sơn nữ cũng rời rợi với những liên tưởng lãng mạn: “Em gùi ngày đầy gió/Và gùi cả mặt trời/Có niềm vui rất lạ/vừa chợt dâng trong tôi/…. Xin bước nhẹ qua tôi/Về cùng mùa xuân mới/Núi đồi vừa mở hội/Xuân vừa dâng lưng trời” (Xuân vừa dâng lưng trời-Đào An Duyên).

Như không thể rời mắt khỏi chiếc gùi trên lưng thiếu nữ, với lợi thế của một người cầm cọ, nhà thơ Lê Vi Thủy cũng nhanh chóng “phác họa” bằng những câu: “Em gái Jrai/Thơ ngây tròn khóe mắt/Đôi tay gầy níu xa xăm/Gùi sau lưng/Cánh bướm vươn rực rỡ/Thả mình về tự do/Phố đương xuân/Ngày chợ huyện tấp nập những bán mua/Những chùm quả sung sum vầy/Những con gà trống non tơ/Những chú lợn sọc dưa khịt khịt mũi/Những quả rừng còn sót lại của những đổi thay/Chất đầy trên lưng gùi/Mang niềm vui cho phố” (Vùng mây trắng).

Luôn có chút gì đó riêng mang là đặc trưng trong câu chữ của nhà thơ Lữ Hồng. Thơ xuân của tác giả này cũng vậy, ngẫm ngợi xưa-nay, thoáng chút thao thức về thân phận: “Vị thịt kho mẹ cặm cụi bếp hồng/Mùi vôi vữa cha loay hoay tường cổng/Ta ủ mình hương áo mới/Mộng tưởng yêu đời trong kẽ hở thời gian/Sẽ qua đi những thập kỷ cô đơn/Mùa xuân trả cơn đau về nhẹ nhõm/Hoa hãy là hoa/Gió của trời cứ thổi/Ta về làm con gái của mẹ cha” (Ánh mắt đầu tiên). Để rồi, gom vào từng câu chữ vẫn là những tin yêu, những ước mộng đơn sơ trước bao trăn trở riêng-chung, được-mất: “Có giới hạn nào cho tháng năm/Khi cuộc đời vẫn dài mong ước/Như ban sơ ngày ta thức dậy/Chờ phép mầu trong ánh mắt đầu tiên”.

Có thể bạn quan tâm

Tiết mục Hồn chiêng Tây Nguyên (cụm Công đoàn số 1) đạt giải 3 thể loại múa tại hội diễn. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa: Sôi nổi Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động

(GLO)- Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) năm 2024 là hoạt động thường niên, tạo sân chơi bổ ích cho những người làm nghệ thuật không chuyên. Với sự chuẩn bị chu đáo, các cụm Công đoàn đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

(GLO)- Nhiều năm qua, nhiều hộ gia đình người Jrai ở xã Gào, TP. Pleiku đã tích cực gìn giữ các bộ cồng chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ việc làm này, đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
 Âm thanh mùa hạ

Âm thanh mùa hạ

(GLO)- Quê tôi có cụm từ “nắng de (ve) kêu” để chỉ cái nắng gay gắt khi vào hè. Do vậy, buổi trưa khi mặt trời đứng bóng cũng là lúc dàn đồng ca của lũ ve sầu đinh tai nhức óc ở hàng cây mù u hai bên đường làng cất lên.
Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...