Ý nghĩa nhân văn từ một cuộc thi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Hội thi “Làm bánh thuẫn, mứt truyền thống-đoàn viên khéo tay hay làm” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Gia Lai tổ chức đã góp phần giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên hội thi được tổ chức theo 2 hình thức: trực tiếp và gửi sản phẩm về dự thi. Tham gia hội thi trực tiếp diễn ra sáng 20-1 có 5 đội đến từ Công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo, ngành Nông nghiệp và PTNT, Công đoàn Viên chức tỉnh, Cơ quan LĐLĐ tỉnh và LĐLĐ TP. Pleiku. Ngoài ra, có 18 đơn vị gửi sản phẩm về thi là các Công đoàn cơ sở đã đạt giải nhất ở cuộc thi trước đó.
Ở hình thức thi trực tiếp, các đội trình bày cách làm bánh thuẫn, mứt truyền thống. Qua bàn tay khéo léo và sự sáng tạo, các đội đã làm ra những chiếc bánh thuẫn đẹp mắt, thơm ngon, các loại mứt truyền thống ngọt ngào, đậm vị, đảm bảo an toàn thực phẩm. Mỗi sản phẩm còn được các đội tạo dựng không gian, hình ảnh về Tết cổ truyền với những chủ đề ý nghĩa như: “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương” của Công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo, “Tết đoàn viên-Xuân an lành” của Công đoàn ngành Nông nghiệp và PTNT, “Tổ quốc trong tim” của LĐLĐ TP. Pleiku…
Dù thời điểm cuối năm bận rộn nhưng các thí sinh đến với hội thi bằng cả tâm huyết, tài năng và sự khéo léo. Ông Trần Văn Nam-đoàn viên Công đoàn cơ sở Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám (TP. Pleiku) chia sẻ: Ông và 3 đoàn viên khác được LĐLĐ TP. Pleiku chọn tham gia hội thi. Sau khi tìm hiểu mục đích và ý nghĩa, đội quyết định chọn chủ đề “Tổ quốc trong tim”. Nguyên liệu làm bánh thuẫn là bột mì, bột vani, trứng gà, đường; mứt thì làm từ sâm dây, dừa, đường… Cả đội thảo luận, trao đổi và cùng nhau sáng tạo những chiếc bánh thuẫn, mứt truyền thống đủ màu với 5 cánh sao tượng trưng cho sức mạnh đoàn kết. “Với sự quan tâm của lãnh đạo LĐLĐ TP. Pleiku và quyết tâm của các thành viên, đội đã xuất sắc giành giải nhất trong phần thi trực tiếp”-ông Nam cho hay.
Sản phẩm bánh thuẫn của Liên đoàn Lao động huyện Chư Sê đạt giải nhất phần thi gửi sản phẩm về dự thi. Ảnh: Đinh Yến
Sản phẩm bánh thuẫn của Liên đoàn Lao động huyện Chư Sê đạt giải nhất phần thi gửi sản phẩm về dự thi. Ảnh: Đinh Yến
Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao 15 giải cho các đội gửi sản phẩm về dự thi, trong đó, giải nhất thuộc về LĐLĐ huyện Chư Sê. Trong số 5 đội trực tiếp tham gia hội thi, Ban tổ chức đã trao 1 giải nhất, 1 giải nhì, 2 giải ba, trong đó, giải nhất thuộc về LĐLĐ TP. Pleiku và giải đặc biệt thuộc về Công đoàn Viên chức tỉnh.
Với hình thức trang trí là một con thuyền chở đầy bánh thuẫn, mứt truyền thống gửi đến các đoàn viên, người lao động, bệnh nhân hiểm nghèo nhân dịp Tết đến xuân về, 3 tác phẩm của LĐLĐ huyện Chư Sê gửi về tham dự đã xuất sắc đạt giải nhất. Bà Trần Thị Thúy Anh-Chủ tịch LĐLĐ huyện-chia sẻ: Trong thời gian từ 7 đến 10 ngày, hội thi cấp huyện đã được đông đảo đoàn viên, người lao động hưởng ứng. Ai cũng phấn khởi vì sản phẩm sau khi tham gia chấm giải sẽ là món quà Tết yêu thương trao tặng đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, bị bệnh hiểm nghèo, người không có điều kiện đón Tết cùng gia đình và lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Sản phẩm của đội Liên đoàn Lao động TP. Pleiku đạt giải nhất thi trực tiếp. Ảnh: Đinh Yến
Sản phẩm của đội Liên đoàn Lao động TP. Pleiku đạt giải nhất phần thi trực tiếp. Ảnh: Đinh Yến
Hội thi đã thu hút đông đảo công chức, viên chức, người lao động đến động viên cổ vũ. Có mặt từ sớm tại sân cơ quan Liên đoàn Lao động tỉnh, chị Nguyễn Thị Xuân-đoàn viên Công đoàn ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh-bày tỏ: “Tôi đến đây cổ vũ cho các thí sinh, đồng thời học hỏi thêm cách làm bánh thuẫn, mứt truyền thống để sau này làm trong gia đình và tặng người thân”.
Ông Nguyễn Ngọc Minh-Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh, Trưởng ban tổ chức hội thi-đánh giá: “Hội thi là hoạt động ý nghĩa, có sức lan tỏa mạnh mẽ, phần thúc đẩy phong trào khéo tay hay làm trong mỗi đoàn viên, người lao động, đồng thời góp phần cổ vũ đoàn viên, người lao động hướng về cội nguồn, giữ gìn nét văn hóa Việt. Các sản phẩm đều có sự đầu tư kỹ lưỡng từ nguyên liệu cho đến ý tưởng sáng tạo. Sản phẩm sau khi tham gia hội thi sẽ được gửi tặng đoàn viên, người lao động nghèo và lực lượng tuyến đầu chống dịch”.
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Quang cảnh bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại thị xã Ayun Pa Ảnh N.A

Ayun Pa: Hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo

(GLO)- Từ tháng 10-2023 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” cùng cấp đã huy động được hơn 1 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.