Xuyên qua vùng đất "anh hùng sử ca" (kỳ cuối): Mê mẩn "Đà Lạt ở miền Trung"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều chuyên gia du lịch nhận định, Vườn quốc gia Phước Bình (huyện Bác Ái, Ninh Thuận), nơi giáp ranh cao nguyên Lâm Đồng được thiên nhiên ưu đãi nên khí hậu trong mát quanh năm, sương mù bao phủ...

Ở độ cao khoảng 1.000m so với mặt nước biển này, du khách đến đây sẽ đắm mình trong không gian thơ mộng, hữu tình như Đà Lạt mờ sương...

Thác nước như mái tóc nàng tiên

Theo UBND huyện Bác Ái, trên địa bàn có nhiều điểm du lịch sinh thái tuyệt đẹp như thác Chapơr, suối Lạnh...

Theo ghi nhận của chúng tôi, đường vào thác Chapơr hiện thuận tiện cho các phương tiện du lịch ra vào hơn trước rất nhiều. Thác nằm cách TP.Phan Rang - Tháp Chàm gần 70km, ở độ cao khoảng 500m so với mặt nước biển, thuộc thôn Ma Lâm, xã Phước Tân.

Từ độ cao khoảng 60m, dòng nước từ trên đỉnh đổ xuống vách núi trắng xóa, như mái tóc dài, óng ả của một nàng tiên giáng trần sau khi tắm mình trong dòng nước mát rồi xõa tóc ra phơi trên vách núi... Theo người dân địa phương, thác Chapơr bắt nguồn từ đỉnh núi Ma Nai, được tạo thành từ nhiều dòng suối trong hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn, nên nước chảy quanh năm.

 

Thác Chapơr tuyệt đẹp ở thôn Ma Lâm, xã Phước Tân, huyện Bác Ái, Ninh Thuận. Ảnh: Trần Phương Trình
Thác Chapơr tuyệt đẹp ở thôn Ma Lâm, xã Phước Tân, huyện Bác Ái, Ninh Thuận. Ảnh: Trần Phương Trình

Năm 2030, Ninh Thuận đón 6 triệu lượt khách

UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án phát triển du lịch Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Phấn đấu đến năm 2025, đón 3,5 triệu lượt khách. Năm 2030, đón 6 triệu lượt khách. Tổng thu từ khách du lịch đến năm 2025 đạt 2.900 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt 5.900 tỷ đồng. Bốn sản phẩm đặc thù của tỉnh: Du lịch nghỉ dưỡng trải nghiệm biển; du lịch văn hóa; nông nghiệp công nghệ cao; du lịch sinh thái gắn với thiên nhiên...

 

Anh Thanh Hoàng - người chuyên gia tổ chức các tour du lịch trải nghiệm, khám phá cho du khách TP.HCM – Ninh Thuận cho biết, đã nhiều lần anh đưa khách lên thác này và ai cũng thích thú. "Thác Chapơr hùng vĩ và thơ mộng, là kiệt tác thiên nhiên ban tặng, cho vùng đất "nắng nhiều mưa ít" này và có thể ví như thác Đam Bri (Bảo Lộc, Lâm Đồng) hay thác Dray Sap ở Tây Nguyên..." - anh Thanh Hoàng nói.

Một điểm đến trên hành trình gần đó là suối Lạnh, được xem như một "máy lạnh khổng lồ" giữa núi rừng Bác Ái. Vào buổi sáng, nhiệt độ của dòng suối khoảng 5-10 độ C, nhưng đến gần trưa nhiệt độ sẽ tăng lên.

Anh Thành Vinh nhà ở TP.Phan Rang-Tháp Chàm cho biết, mùa hè anh thường đưa gia đình lên đây nghỉ ít nhất 3 ngày. Ban ngày, mang thùng bia và nước ngọt ra thả xuống dòng suối sau đó lấy lên từng lon, uống từng ngụm rồi nhâm nhi món thịt gà, hoặc lợn nướng của đồng bào Raglai chế biến thì không gì tuyệt hơn!

Về đêm, bên ánh lửa trại bập bùng, du khách có thể giao lưu âm nhạc và uống rượu chuối hột rừng, ăn thịt gà đồi nướng và cơm lam với bà con dân tộc Raglai đang sinh sống xung quanh…

Trồng bưởi da xanh trên núi

Trong vài năm trở lại đây, bưởi da xanh ở Phước Bình rất nổi tiếng với vị ngọt thanh, có tí chua chua, rất ít hạt, tép bưởi giòn, khi nhai không bị khô ở hai đầu múi bưởi…

Dẫn chúng tôi tham quan những vườn bưởi trĩu quả trên địa bàn xã Phước Bình, ông Nguyễn Anh Tuấn - chuyên viên Phòng Hợp tác quốc tế Vườn quốc gia cho biết, hơn chục năm trước, lãnh đạo vườn đã đưa cây bưởi da xanh từ các nơi khác về trồng thử nghiệm và thấy rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng. Sau nhiều lần thử nghiệm thành công, năm 2012, lãnh đạo vườn áp dụng nhân giống cho bà con trồng đại trà.

"Ban đầu cũng khó khăn nhưng nhờ sự phối hợp tích cực của lãnh đạo Đảng ủy và UBND xã Phước Bình, một số hộ dân chấp nhận trồng hơn 30ha. Sau đó thấy bưởi da xanh mang lại lợi nhuận nên nhiều bà con hưởng ứng. Tính đến nay đã có trên 200ha…" - ông Tuấn nói.

 

 Khung cảnh tuyệt mỹ của thác Chapơr làm say đắm bao du khách. Ảnh: Trần Phương Trình
Khung cảnh tuyệt mỹ của thác Chapơr làm say đắm bao du khách. Ảnh: Trần Phương Trình


Ông Katơr Chiến (dân tộc Raglai) ở thôn Bạc Rây, kể, năm 2012, được cán bộ xã vận động và được Vườn quốc gia hỗ trợ giống bưởi da xanh, hướng dẫn cách chăm sóc, gia đình ông trồng thử nghiệm khoảng 150 gốc bưởi trên triền núi. Đến năm 2016, thu hoạch lứa đầu, mỗi quả nặng từ 1,5 - 2kg, được thương lái thu mua tại vườn với giá khoảng 35.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông có lãi gần 40 triệu đồng.

Đại diện HTX sản xuất kinh doanh nông sản chất lượng an toàn thực phẩm Phước Bình (HTX Phước Bình) cho biết, nhờ Vườn quốc gia và UBND xã Phước Bình tuyên truyền cho bà con sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ nên chất lượng, giá thành sản phẩm cao hơn.

Toàn xã Phước Bình có 925 hộ, với khoảng 4.300 nhân khẩu, bao gồm các dân tộc: Raglai, Kinh, Churu, K'ho... Diện tích đất tự nhiên hơn 28.800ha; đất nông nghiệp gần 2.500ha. Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng như bưởi da xanh, bắp lai, chuối, điều, sầu riêng, bưởi, mít, chôm chôm… đời sống bà con khá lên từng ngày.



https://danviet.vn/xuyen-qua-vung-dat-anh-hung-su-ca-ky-cuoi-me-man-da-lat-o-mien-trung-20211022171056255.htm

Theo Bùi Phụ - Đức Cường (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?