Xử lý mạnh việc sử dụng bằng cấp giả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Xuất phát từ nhu cầu có thật của không ít cá nhân, tình trạng mua bán và sử dụng bằng cấp giả thời gian qua là khá phổ biến, thậm chí là công khai. Hành vi mua bán bằng cấp giả đã trở thành một vấn nạn gây nhức nhối, bức xúc và lo lắng trong dư luận xã hội.

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV mới đây, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, tình trạng mua bán giấy tờ, chứng chỉ giả hiện nay vẫn còn nhiều và cần phải xử lý hình sự người sử dụng bằng giả, trong đó có cán bộ, công chức.

Thực tiễn, có không ít những hành vi mua bán bằng giả và bản thân những người sử dụng bằng giả, gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho đời sống xã hội. Trong đó, có những cán bộ, công chức, viên chức, thậm chí là người đứng đầu các ngành, các cấp, cơ quan hành chính Nhà nước ở một số địa phương đã sử dụng bằng giả trong hồ sơ để được cử đi học, để được đề bạt ở những vị trí mới, cao hơn… gây bức xúc trong dư luận.

Ngoài ra, hành vi sử dụng bằng cấp giả trong một số cán bộ, công chức viên chức có thể gây ra nhiều hệ lụy như: cán bộ, công chức yếu kém, thiếu năng lực về chuyên môn, giải quyết vụ việc không đúng quy định pháp luật, dẫn đến việc trì trệ, thậm chí sai sót trong công việc. Người sử dụng bằng cấp giả có thể làm điều xấu, trái pháp luật trong hoạt động công vụ của mình, họ dễ dàng bị sa ngã, bị lôi kéo, tha hóa, biến chất. Cần nói thêm, người làm ở các ngành nghề có tính chất đặc thù, ngành nghề liên quan tới tính mạng con người như tài xế, y tá, bác sĩ…, nếu sử dụng bằng giả có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Thế nhưng, những hành vi sử dụng bằng giả chỉ mới dừng lại ở mức xử lý hành chính, xử lý về mặt kỷ luật hoặc cao nhất cũng là bị buộc thôi việc hoặc sa thải. Có cán bộ, công chức sử dụng bằng cấp giả sau khi bị phát hiện chỉ bị xử lý nội bộ, không công khai hoặc bị kỷ luật, điều chuyển sang công việc khác hoặc cảnh cáo, hạ bậc lương. Việc xử lý như vậy ít nhiều đã khiến người dân bức xúc, thậm chí là mất niềm tin.

Xử lý mạnh tay, xử lý bằng các chế tài hình sự nghiêm khắc đối với người sử dụng bằng cấp giả, đặc biệt là đối với cán bộ, công chức, viên chức là cách tuyên chiến với cái xấu, nâng cao năng lực trong bộ máy công quyền Nhà nước, loại bỏ những người có năng lực yếu kém ra khỏi bộ máy hành chính, tạo cơ hội cho những người có đầy đủ về năng lực, đạo đức cũng như bằng cấp chuyên môn.

NGUYỄN ĐƯỚC, quận 5, TPHCM
(Dẫn nguồn SGGPO)

 

Có thể bạn quan tâm

Thư Tòa soạn

Thư Tòa soạn

(GLO)- Cùng với việc sáp nhập tỉnh, từ ngày 1-7, Báo Gia Lai hợp nhất với Báo Bình Định thành Báo Gia Lai mới.

Gia Lai bố trí lại hơn 179,5 tỷ đồng từ nguồn sử dụng đất cho dự án hồ sơ địa chính

Gia Lai bố trí lại hơn 179,5 tỷ đồng từ nguồn sử dụng đất cho dự án hồ sơ địa chính

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 505/NQ-HĐND về việc sử dụng nguồn tiền sử dụng đất của dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và dữ liệu địa chính tỉnh Gia Lai chưa phân bổ để cấp cho các dự án đầu tư từ nguồn tiền sử dụng đất chưa được cấp.

Các cây gỗ lớn bị cưa hạ nằm chỏng chơ tại khuôn viên trụ sở UBND phường Cheo Reo. Ảnh: NLĐO

Việc chặt cây gỗ lớn tại trụ sở phường Cheo Reo: Nếu vi phạm sẽ xử lý theo quy định

(GLO)- Theo một số thông tin báo chí đăng tải, trước ngày sáp nhập xã, phường, hàng loạt cây gỗ lớn trong khuôn viên trụ sở UBND phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa) bị cưa hạ rồi đem bán, khiến nhiều người dân bức xúc. Để làm rõ thông tin này, P.V Báo Gia Lai đã vào cuộc tìm hiểu.

Lời cảm ơn

Lời cảm ơn

(GLO)- Báo Gia Lai trân trọng cảm ơn những tình cảm quý báu của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, quý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và bạn đọc nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).

null