Xôi bắp tro mè

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những hạt bắp nở bung thành nụ hoa trắng nõn, tỏa mùi hương tro mè đặc trưng bên chén đậu phộng vàng ươm. Thoang thoảng mùi hành phi thơm phức như thúc giục sự háo hức, thòm thèm về món ăn dân dã, bình dị nhưng chứa đựng một trời thương nhớ.
Nhớ chiều đông thuở ấy, mấy chị em tôi thường ngồi huơ tay trên đống lửa than hừng giúp xua đi cái lạnh. Những lúc như vậy, má tôi thường ôm bó cây mè khô cất dành trên chái hè, chuyển lửa ra giữa sân gạch đã quét sạch, đốt lấy tro để làm món xôi bắp chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà.
Lửa tàn, tro mè được sàng bỏ than, hốt vào trong lu đất, khuấy nước và đổ rổ hạt bắp khô đã chuẩn bị sẵn vào ngâm. Gà gáy lần ba, má đã dậy và bắc lên bếp nấu, khều mấy hạt bắp ra, lấy tay bóp thử thấy bung vỏ lụa cứng bên ngoài là vớt ra rổ để nguội, ngâm vào chiếc thau xâm xấp nước tiến hành chà đến khi hạt bắp sạch vỏ ngoài. Vừa chà má vừa nói: “Bắp chà tro có thể nấu chung các loại tro củi nhưng ngon và thơm nhất phải là tro mè, vì tro mè có mùi thơm đặc trưng mà mọi người dân miền Trung hay dùng làm các loại bánh ít đen, bánh tro nếp”.
Những hạt bắp được chà rửa sạch sẽ, hầm với nước lã nhỏ lửa. Đến khi những hạt bắp nở đều và mềm mới vớt ra. Má soạn nồi xôi bắp lên bàn ăn kèm một tô cùi dừa bào sợi, một chén dầu có hành phi, một tô đậu phộng rang giã nhỏ, ít muối hoặc bánh đường nạo là có ngay bữa sáng hấp dẫn cho cả gia đình.
Bưng chén xôi bắp lên, mùi hương của bắp với mùi tro mè hòa quyện mùi hành phi dậy lên. Nhai những hạt bắp mềm dẻo, chạm phải sợi dừa bào, hạt đậu phộng rang béo ngậy, thơm lựng làm cho khứu giác, vị giác chúng tôi hoạt động hết công năng đem lại một bữa ngon vô cùng ý vị của thức món quê hương bình dân.
Món xôi bắp. Ảnh: Thủy Tiên
Món xôi bắp. Ảnh: Thủy Tiên
Những lúc ngồi vào mâm, má tôi thường kể chuyện xưa. Những năm mất mùa đói khó, bắp là lương thực chính cho cả gia đình. Năm 1945, để chuẩn bị thêm lương thực cho ba đi dân công gánh gạo tiếp vận hàng tháng trời, ngoài suất gạo ăn của đoàn, hạt bắp khô là món ăn thêm với hũ muối mè. Má giã nhỏ sàng lọc chia làm 2 phần, đổ vào chiếc ruột nghé quàng lên vai ba. Phần cám dành khuấy với muối mè ăn nhanh cho bữa sáng, còn hạt lớn như gạo dành để nấu độn vào cơm, vắt thành nắm mang theo ăn thêm những lúc đói bụng.
Hoàn thành chuyến đi khi đoàn người trở về giữa đường, lúc nấu ăn, máy bay phát hiện dội bom, cả đoàn người chạy tản lạc trong rừng. Ba đã nhờ chiếc ruột nghé bột bắp và hũ muối mè cầm hơi cùng một số người tìm đường về nhà.
Hồi sinh thằng em út má bị sốt mất sữa. Bột bắp khuấy loãng với tí đường phổi tán nạo ra cũng là sữa để nuôi em bé, vượt qua thời gian để đến mùa giáp hạt. Hồi đó, nhà nào cũng trồng xen cây bắp vào rẫy lúa, mất mùa lúa còn cây bắp nên mọi nhà dự trữ lương thực vẫn là bắp, mì khô. Những giàn bắp để nguyên bao phơi khô treo trên các đầu hè hoặc nhà trống. Ít khi lẫy hạt chứa vào bồ, vì để lâu sẽ bị mọt.
Hương tro của mè khi đã hòa quyện vào hạt bắp trở thành một món ăn dân dã, mang cả một bầu trời lam lũ như cuộc đời của ba má. Những cây mè mỗi năm chỉ một mùa, thân nhỏ, hạt li ti nhưng đã chắt lọc tinh hoa của đất, trời để tạo nên hương vị thơm ngon đến tận cùng. Tôi quý hương mè và nhớ món xôi bắp tro mè, mùi hương có dư âm của ngày xưa cũ, có ba, có má, có anh em quây quần bên bếp lửa hồng, soi sáng từng khuôn mặt yêu thương ấm áp.
Thương lắm xôi bắp tro mè, thức món quà quê mang theo cả một trời tuổi thơ đầy ắp kỷ niệm.
AN SINH

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.