Xem cổ vật sơn son thếp vàng trăm tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khoảng 100 hiện vật quy tụ trong trưng bày “Nét vàng son-Sưu tập đồ gỗ sơn son thếp vàng tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia”, khai mạc 20-6 và kéo dài hết tháng 11.

Chuyên gia trưng bày Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho biết, hơn 100 hiện vật đồ gỗ sơn thếp có niên đại thời Lê, Nguyễn gồm đồ thờ, tượng thờ với đề tài trang trí tứ linh, tứ quý, thư pháp, linh vật, hoa lá, chim muông. Đồ gỗ sơn thếp gắn với đời sống người Việt có lịch sử lâu dài, từng xuất hiện trong văn hóa Đông Sơn từ 2.000 năm trước. Các nhà khảo cổ từng phát hiện trong các ngôi mộ ở Việt Khê, Châu Can, Xuân La, Châu Sơn một số hiện vật gỗ sơn mang tính bản địa. Một số tài liệu còn cho thấy dưới thời Đinh-Tiền Lê cung điện được xây dựng nguy nga với đồ sơn son thếp vàng rực rỡ. Dưới thời Lý, các công trình cung đình và thờ tự cũng sử dụng đồ sơn thếp trang trí. Nghệ thuật này phát triển rực rỡ nhất ở thời Lê, Nguyễn và hiện vật còn lại đến nay chủ yếu ở thời kỳ này.

 
Tượng Văn Thù Bồ Tát gỗ sơn son thếp vàng thời Lê Trung hưng thế kỷ 17-18.
Tượng Văn Thù Bồ Tát gỗ sơn son thếp vàng thời Lê Trung hưng thế kỷ 17-18.



Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sở hữu bộ sưu tập đồ sơn thếp phong phú cả về số lượng lẫn loại hình. Kho cổ vật này từng ra mắt công chúng ở một số cuộc trưng bày, tuy nhiên đây là lần đầu công chúng được chiêm ngưỡng bộ sưu tập sơn son thếp vàng với quy mô lớn, khá toàn diện trong đó có nhiều hiện vật quý lần đầu xuất hiện. Trung tâm của phòng trưng bày dành cho nhóm hiện vật Phật giáo bao gồm tượng Tam Thế Phật, Phật A Di Đà, Quan Âm, Thích Ca sơ sinh, Bồ Đề Đạt Ma, hương án, sập thờ và hoành phi câu đối. Hiện vật được chia thành nhóm và công năng như ban thờ thần và ban thờ gia tiên với hương án, khám thờ, bài vị, hộp đựng sắc phong, bình hoa. Ngoài hiện vật gốc, BTC cũng giới thiệu một số hình ảnh và công cụ trong quá trình nghề sơn thếp.

Nghệ thuật sơn son thếp vàng là niềm tự hào dân tộc bởi nét đặc trưng và độc đáo riêng về nguyên liệu và quy trình. Nhà nghiên cứu mỹ thuật cổ Trần Hậu Yên Thế nói rằng ông cha rất tinh tế khi sử dụng nghệ thuật này. Sắc đỏ trong sơn thếp được sử dụng rất phù hợp với không gian và chức năng: Màu trầm dùng trong đồ thờ, tượng thờ trong khi màu tươi hơn dùng cho trang trí, sinh hoạt cung đình. Có lịch sử lâu đời và được kế thừa phát triển trong suốt tiến trình lịch sử, các thế hệ sau sáng tạo ra những màu sơn khác nhau cho từng không gian: Các bức đại tự, hoành phi trang trí trong hình lá sen, đôi câu đối sơn xanh hoặc sơn đen.

Không chỉ giới thiệu di sản độc đáo của cha ông, các chuyên gia trưng bày kỳ vọng công chúng có cái nhìn sâu sắc hơn về di sản cũng như ý thức bảo tồn, phát huy. Thời gian qua các chuyên gia nhiều lần nêu lên thách thức trong quá trình bảo quản và khôi phục hiện vật gỗ sơn thếp. Bên cạnh sự tác động mạnh mẽ của thời tiết, thăng trầm lịch sử và cách hiểu chưa đúng về giá trị và kỹ thuật sơn thếp cũng góp phần phá hủy trầm trọng di sản này. Gần đây nhất là hai mảng chạm thế kỷ 17, 18 của đền Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) là nạn nhân của quá trình sơn thếp vô tội vạ. Hiện nay Hà Nội vẫn chưa thể xin ý kiến chuyên gia để khắc phục hai mảng chạm tại di tích quốc gia đặc biệt này, được đánh giá “gần như không thể khôi phục được”.

Theo tienphong

Có thể bạn quan tâm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.