Xảy ra 40 trận động đất trong tháng Sáu tập trung tại 2 'điểm nóng' nhất cả nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong tổng số 40 trận động đất xảy ra trong tháng 6/2025, có tới 33 trận xảy ra tại Kon Plông (tỉnh Quảng Ngãi); 7 trận còn lại xảy ra tại khu vực Nam Trà My (thành phố Đà Nẵng).

Thông tin từ Viện Các khoa học Trái Đất (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), cho biết trong tháng 6/2025, cả nước xảy ra 40 trận động đất có độ lớn từ 2,5 đến 3,8 tập trung chủ yếu tại các khu vực “điểm nóng động đất” của cả nước.

kon-tum.jpg
Trong tổng số 40 trận động đất xảy ra trong tháng 6/2025, có tới 33 trận xảy ra tại tỉnh Kon Tum, nay là Quảng Ngãi. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Số liệu cập nhật của Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Các Khoa học Trái Đất, cho thấy trong tổng số 40 trận động đất xảy ra trong tháng Sáu vừa qua, có tới 33 trận xảy ra tại Kon Plông, tỉnh Kon Tum (nay là Quảng Ngãi); 7 trận động đất xảy ra tại Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam (nay là thành phố Đà Nẵng).

Trong đó, một số ngày xuất hiện nhiều trận động đất liên tiếp như: Ngày 2/6 xảy ra 4 trận động đất có độ lớn từ 2,8 đến 3; ngày 3/6 xảy ra 4 trận có độ lớn từ 2,5 đến 2,8; ngày 4/6 xảy ra 4 trận có độ lớn từ 2,5 đến 3,3; ngày 9/6 xảy ra 3 trận có độ lớn từ 2,8 đến 3,4; ngày 20/6 xảy ra 3 trận có độ lớn từ 3,1-3,3.

Trước đó, trong tháng 5/2025, cả nước cũng đã xảy ra 31 trận động đất có độ lớn từ 2,5 đến 5, tập trung tại cá địa phương trên.

Như vậy, so với tháng trước đó, tần suất động đất trong tháng 6/2025 có tăng nhẹ (tăng 9 trận), tuy nhiên độ lớn động đất lại có xu hướng giảm.

Lý giải về nguyên nhân động đất tại các “điểm nóng” trên, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Anh - Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Phó Viện trưởng Viện Các Khoa học Trái Đất, cho hay hai địa phương trên thường xuyên xảy ra động đất chủ yếu là do sự kết hợp của yếu tố địa chất tự nhiên và động đất kích thích bởi hoạt động của con người.

Các địa phương này nằm trên các đứt gãy địa chất đang hoạt động hoặc có tiềm năng hoạt động. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất gây ra tần suất động đất cao gần đây là hoạt động của các hồ chứa thủy điện lớn. Nghiên cứu cho thấy khối lượng nước khổng lồ trong hồ chứa tạo áp lực lên các đứt gãy, làm thay đổi ứng suất và kích hoạt các trận động đất.

Tiến sỹ Nguyễn Xuân Anh cũng lưu ý những trận động đất tại các khu vực trên, dù thường có cường độ không quá lớn (dưới 5,5), nhưng diễn ra liên tục, gây rung chấn và phần nào ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Dự báo hoạt động địa chấn kích thích tại các khu vực này có thể kéo dài trong nhiều năm.

Tiến sỹ Xuân Anh nhận định thời gian tới, tại Nam Trà My có thể sẽ còn tiếp tục xảy ra những trận động đất nhưng sẽ giảm dần theo thời gian và không thể vượt quá giá trị động đất cực đại 5,5. Tại huyện Kon Plông, động đất cũng sẽ tiếp diễn trong thời gian tới nhưng khó có khả năng lớn hơn 5,5.

Dù vậy, Tiến sỹ Xuân Anh cũng lưu ý cần có đánh giá chi tiết và nghiên cứu, đo đạc số liệu trận động đất tại địa phương để các nhà khoa học tính toán đồng thời có mạng lưới trạm quan trắc dày hơn để ghi nhận thông tin, số liệu các trận động đất.

Trước những diễn biến trên, Tiến sỹ Xuân Anh cho rằng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong tình hình mới, Viện Các khoa học Trái Đất đề xuất triển khai sớm 3 nhiệm vụ then chốt.

Đầu tiên là cần hiện đại hóa mạng trạm quan trắc động đất. Thực hiện chương trình rà soát đánh giá nguy hiểm động đất trên địa bàn cả nước, đánh giá rủi ro động đất cho khu vực thành phố đông dân cư, vùng kinh tế, công trình trọng điểm ở các khu vực có nguy cơ cao về động đất. Trọng tâm là thực hiện các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của động đất từ xa.

Giải pháp thứ hai, theo Viện Các khoa học Trái Đất là cần đẩy mạnh tuyên truyền, huấn luyện người dân kỹ năng sinh tồn khi xảy ra thiên tai.

Tiếp theo là rà soát công tác kháng chấn cho nhà và công trình, nhất là những vùng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng của động đất và sóng thần.

Theo Hùng Võ (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thời tiết ngày 27/6: Nhiều nơi có mưa rất to, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở

Thời tiết ngày 27/6: Nhiều nơi có mưa rất to, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở

Ngày và đêm 27/6, nhiều địa phương, đặc biệt khu vực Tây Bắc và Việt Bắc có mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to tập trung vào chiều tối và đêm, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Chiều tối và tối 27/6, ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.

Thời tiết ngày 25/6: Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, nhiều khu vực đất liền mưa lớn cục bộ

Thời tiết ngày 25/6: Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, nhiều khu vực đất liền mưa lớn cục bộ

Theo dự báo, ngày 25/6, vùng áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên khu vực Bắc Biển Đông và có xu hướng mạnh lên trong những ngày tới. Trên đất liền, mưa lớn trên diện rộng ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng tại vùng trũng.

Nước lũ cô lập hơn 600 hộ dân ở Lạng Sơn

Nước lũ cô lập hơn 600 hộ dân ở Lạng Sơn

Từ ngày 19 đến ngày 23-6, mưa lớn kéo dài trên diện rộng đã gây ngập lụt, sạt lở đất nghiêm trọng tại 2 huyện Hữu Lũng và Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, khiến hàng trăm hộ dân bị cô lập, nhiều tài sản thiệt hại, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.

null