Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam giai đoạn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Chương trình hành động của Chính phủ về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới đề ra 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới. (Ảnh: Báo Điện tử Chính phủ) ảnh 1

Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới. (Ảnh: Báo Điện tử Chính phủ)

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 12/5/2023, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Mục đích của Chương trình nhằm tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, chủ trương và chính sách đã được đề ra trong Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Các nội dung trong Chương trình là cụ thể hóa mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết số 27-NQ/TW liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ thành nhiệm vụ, đề án triển khai công việc cụ thể; giao trách nhiệm cho các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Chương trình đề ra 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Cụ thể, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Phát huy vai trò của Chính phủ trong việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, bảo đảm yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững;

Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương; xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả;

Phát huy vai trò của Chính phủ trong xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân;

Phát huy vai trò của Chính phủ trong hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;

Phát huy vai trò của Chính phủ trong tăng cường, chủ động hội nhập quốc tế đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Theo Chương trình, Chính phủ sẽ rà soát sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tạo cơ sở pháp lý thực hiện nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và giám sát việc thực hiện Nghị quyết; xây dựng hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, ổn định, khả thi, dễ tiếp cận, đủ khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp làm trung tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Chính phủ cũng tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc, khơi dậy, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững của đất nước; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với ba trụ cột chính: tổ chức bộ máy; công vụ, công chức; hành chính điện tử và chuyển đổi số.

Bên cạnh đó, Chính phủ tiếp tục rà soát, điều chỉnh, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cơ quan điều tra; đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan thi hành án; hoàn thiện thể chế về luật sư và hành nghề luật sư, bảo đảm để luật sư thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Chính phủ kiên quyết, kiên trì đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực; tổ chức thực hiện các quy định về kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, thi hành án.

Hình thành cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để không thể tham nhũng, tiêu cực; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực để không dám tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh cải cách chính sách tiền lương, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để không cần, không muốn tham nhũng, tiêu cực…

Link bài gốc: https://www.vietnamplus.vn/xay-dung-hoan-thien-nha-nuoc-phap-quyen-xhcn-viet-nam-giai-doan-moi/862235.vnp

Có thể bạn quan tâm

Pleiku quan tâm tạo nguồn, phát triển đảng viên

Pleiku quan tâm tạo nguồn, phát triển đảng viên

(GLO)- Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Đảng bộ TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tạo nguồn bồi dưỡng, kết nạp và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Đây được xem là khâu quan trọng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng trong tình hình mới.
Quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) ở nước ta thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức có tư tưởng né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm; không quyết tâm, quyết liệt.
Bí thư chi bộ 9X giàu khát vọng cống hiến

Bí thư chi bộ 9X giàu khát vọng cống hiến

(GLO)- Nhiệt huyết, giàu khát vọng cống hiến, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, những bí thư chi bộ 9X ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai)đang thổi một luồng gió mới làm thay đổi bộ mặt địa phương. Họ là minh chứng sinh động cho chủ trương đúng đắn của Đảng khi xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở vừa hồng vừa chuyên.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm việc với Đoàn khảo sát của Ban Tổ chức Trung ương

Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm việc với Đoàn khảo sát của Ban Tổ chức Trung ương

(GLO)- Chiều 12-7, tại trụ sở Tỉnh ủy, Đoàn khảo sát của Ban Tổ chức Trung ương do đồng chí Phan Thăng An-Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, trao đổi với Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Gia Lai: Hơn 7.700 đại biểu học tập, quán triệt các nghị quyết, quy định, kết luận của Đảng

Gia Lai: Hơn 7.700 đại biểu học tập, quán triệt các nghị quyết, quy định, kết luận của Đảng

(GLO)- Sáng 13-7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai triệu tập hội nghị cán bộ toàn tỉnh để học tập, quán triệt các nghị quyết, quy định, kết luận của Đảng. Đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị.

Sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết liên tịch về giám sát, phản biện xã hội

Sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết liên tịch về giám sát, phản biện xã hội

(GLO)- Ngày 6-7, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam.
Tạo điều kiện tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp nhiệm kỳ 2024-2029

Tạo điều kiện tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp nhiệm kỳ 2024-2029

(GLO)- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường phối hợp, tạo điều kiện để Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tổ chức phong trào thi đua chào mừng Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X.