WHO "nâng cấp" mức độ theo dõi biến chủng XBB.1.16

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
XBB.1.16 đã được báo cáo ở 31 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tỉ lệ trong các trình tự gien SARS-CoV-2 được giải mã toàn cầu tăng từ 0,5% lên 4,2% chỉ trong 5 tuần thống kê.


Theo báo cáo mà Báo Người Lao Động nhận được từ WHO sáng 21-4, Nhóm tư vấn kỹ thuật về sự tiến hóa của virus (TAG-VE) của WHO đã thêm XBB.1.16 vào danh sách "biến chủng được quan tâm" (VOI), mức cao hơn so với "biến chủng đang được theo dõi" (VUM) trong báo cáo tuần trước.

Trong tuần 13, XBB.1.16 chiếm 4,2% số trình tự gien được các quốc gia và vùng lãnh thổ tổng hợp về cơ sở dữ liệu chung GISAD, tăng từ mức 0,5% trong tuần thứ 9. Tỷ lệ nhiễm XBB.1.16 được ước tính từ dữ liệu GISAID bằng cách sử dụng phương pháp xác định dòng dõi cụ thể thay thế nucleotide (T12730A, T28297C và A28447G).

TAG-VE đang đánh giá chi tiết về XBB.1.16 và sẽ sớm công bố chính thức trong các ngày tới.

Tỉ lệ các biến chủng đang lưu hành qua các tuần - Ảnh: WHO

Tỉ lệ các biến chủng đang lưu hành qua các tuần - Ảnh: WHO

Như vậy, WHO hiện đang giám sát 2 VOI là XBB.1.5 và XBB.1.16; cùng với 6 VUM là BA.2.75, CH.1.1, BQ.1, XBB.1.91., XBB (ngoại trừ XBB.1.5, XBB.1.16 và XBB.1.9.1). Việc giám sát bao gồm các nhánh con nhỏ hơn của các biến chủng này.

XBB.1.5, XBB.1.16 và XBB.1.9.1 đều là các dòng con của biến chủng tái tổ hợp XBB, một dòng phụ của Omicron. Ba dòng con này được cho là thủ phạm chính gây nên làn sóng COVID-19 mới đang lan rộng ở nhiều nước châu Á, đặc biệt là Nam Á và Đông Nam Á.

Cả hai nhóm biến chủng đang được WHO giám sát nói trên - VOI và VUM - đều ở mức cảnh báo thấp hơn "biến chủng đáng lo ngại" (VOC), như chủng gốc, Alpha, Delta, Omicron "gốc"..., là những biến chủng nguy hiểm có khả năng thay đổi quỹ đạo của đại dịch. Như vậy kể từ khi Omicron ban đầu xuất hiện cuối năm 2022, SARS-CoV-2 vẫn chưa tạo ra VOC nào mới.

Trên toàn cầu, trong chu kỳ 28 ngày gần nhất có tổng cộng 39.873 trình tự gien SARS-CoV-2 đã được chia sẻ thông qua GISAID. Trong đó XBB.1.5 vẫn là dòng thống trị với 50,8% số lượng trình tự, tăng từ 46,2% của tuần thống kê trước dó.

Trong số các VUM, XBB và XBB.1.9.1 cùng các nhánh con của chúng đã cho thấy xu hướng ngày càng tăng. Hai VUM này chiếm 25,8% và 7,9% trình tự tương ứng trong tuần 13, so với 8,4% và 4,4% trong tuần 9. Các VUM khác đang trong xu hướng giảm hoặc ổn định trong cùng thời kỳ.

Do lợi thế tăng trưởng ước tính và khả năng thoát miễn dịch cao, XBB.1.16 được WHO đánh giá là "có thể lan rộng trên toàn cầu và góp phần làm tăng tỷ lệ mắc bệnh". Tuy nhiên hiện tại chưa có bằng chứng nào về sự gia tăng độc lực (khả năng gây bệnh nặng và tử vong).

Biểu đồ số ca nhập viện và ICU hàng tuần giảm mạnh so với cao điểm của đại dịch năm 2020 - Ảnh: WHO

Biểu đồ số ca nhập viện và ICU hàng tuần giảm mạnh so với cao điểm của đại dịch năm 2020 - Ảnh: WHO

Báo cáo của WHO cũng thể hiện biểu đồ về số ca nhập viện và ICU (hồi sức tích cực) từ đầu dịch đến nay, cho thấy xu hướng giảm vẫn tiếp diễn, chủ yếu do miễn dịch cộng đồng (do vắc-xin và nhiễm bệnh) đã tăng cao, trong khi hiện tại không có bất kỳ VOI hoặc VUM nào thể hiện độc lực gia tăng so với các dòng Omicron tiền nhiệm.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.