WHO: 110 nước có số ca Covid-19 tăng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong báo cáo mới nhất về đại dịch Covid-19, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết thế giới tuần rồi ghi nhận thêm khoảng 8.500 ca tử vong, tương đương tuần trước đó.

Dù vậy, trong cùng giai đoạn, số ca nhiễm toàn cầu đã tăng 18%, với hơn 4,1 triệu ca mới được ghi nhận. Báo cáo cho biết nếu xét theo khu vực, Trung Đông là nơi chứng kiến mức tăng số ca nhiễm theo tuần cao nhất (47%), tiếp đến là châu Âu và Đông Nam Á (32%) và châu Mỹ (14%).

Theo hãng tin AP, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo số ca nhiễm Covid-19 đang gia tăng ở 110 quốc gia, chủ yếu do biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron. "Đại dịch đang thay đổi nhưng chưa kết thúc" - ông Tedros khẳng định, đồng thời cho biết khả năng theo dõi quá trình tiến hóa di truyền của Covid-19 "đang bị đe dọa" khi các nước nới lỏng nỗ lực giám sát và giải trình tự gien.

Theo tổng giám đốc WHO, điều này có thể khiến giới chuyên gia gặp khó khăn hơn trong việc "săn bắt" những biến thể mới, kể cả những biến thể nguy hiểm.

Tổng giám đốc WHO đồng thời kêu gọi các nước ưu tiên tiêm phòng Covid-19 cho những nhóm rủi ro cao, trong đó có nhân viên y tế và người trên 60 tuổi. Theo ông, hàng trăm triệu người vẫn chưa được tiêm chủng và có nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong. Dù hơn 1,2 tỉ liều vắc-xin Covid-19 đã được triển khai trên toàn thế giới, tỉ lệ tiêm chủng trung bình ở các nước kém phát triển hiện chỉ đạt khoảng 13%.

 

Nhân viên y tế phun thuốc khử khuẩn tại TP Thượng Hải - Trung Quốc hôm 1-7Ảnh: REUTERS
Nhân viên y tế phun thuốc khử khuẩn tại TP Thượng Hải - Trung Quốc hôm 1-7Ảnh: REUTERS



Theo dữ liệu của Tổ chức Oxfam và Liên minh Vắc-xin cho tất cả mọi người, G7 (nhóm 7 nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới) cam kết viện trợ 2,1 tỉ liều vắc-xin cho các nước thu nhập thấp nhưng chưa đến 50% trong số này được bàn giao.

Trong một tuyên bố ngày 30-6, Ban Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết họ đã thông qua quyết định thành lập quỹ tài chính trung gian (FIF) nhằm củng cố năng lực phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó (PPR) đại dịch ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Tuyên bố nhấn mạnh những thiệt hại về người, kinh tế và xã hội do Covid-19 gây ra đã cho thấy nhu cầu cấp bách của việc phối hợp hành động để huy động thêm các nguồn lực và xây dựng những hệ thống y tế vững mạnh hơn.

Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Indonesia, Đức, Anh, Singapore và một số quỹ từ thiện đã cam kết đóng góp tổng cộng hơn 1 tỉ USD cho FIF, theo WHO. Trong những tuần tới, WB và WHO sẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ và đối tác để phát triển FIF với mục tiêu khởi động quỹ này ngay trong mùa thu năm nay.

"FIF sẽ cung cấp nguồn tài chính bổ sung, dài hạn để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức hiện hành trong việc hỗ trợ các quốc gia, khu vực có thu nhập thấp và trung bình chuẩn bị ứng phó đại dịch tiếp theo" - Chủ tịch WB David Malpass khẳng định.

 

Theo Cao Lực (NLĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.