'Vua trái cây' rớt giá thảm: Đằng sau việc nhà nhà, người người trồng sầu riêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thị trường sầu riêng Việt Nam gặp khó khăn do thiếu quy hoạch, liên kết và thông tin xuất khẩu, gây ra tình trạng ùn ứ và giảm giá nghiêm trọng.

"Hiện nay nhà nhà trồng sầu riêng, nhưng lại thiếu quy hoạch vùng trồng, thiếu sự liên kết với doanh nghiệp thu mua. Đặc biệt, thiếu thông tin thị trường xuất khẩu. Nhiều người cứ thấy giá lên là trồng ồ ạt, đến lúc thu hoạch đồng loạt bị ùn ứ, rớt giá là tất yếu", ông Lưu Hoàng Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH Nông sản Bảo Thi - cho hay.

Siết chặt vật tư nông nghiệp

Theo ông Lưu Hoàng Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH Nông sản Bảo Thi ở huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng, nguyên nhân chính khiến sầu riêng rớt giá thê thảm, thậm chí bị bán tràn lan vỉa hè như ở miền Tây thời gian qua do mất cân đối giữa cung và cầu.

"Hiện nay nhà nhà trồng sầu riêng, nhưng lại thiếu quy hoạch vùng trồng, thiếu sự liên kết với doanh nghiệp thu mua. Đặc biệt, thiếu thông tin thị trường xuất khẩu. Nhiều người cứ thấy giá lên là trồng ồ ạt, đến lúc thu hoạch đồng loạt bị ùn ứ, rớt giá là tất yếu", ông Tuấn chia sẻ.

Theo ông Tuấn, sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc cũng là một rủi ro. Chỉ cần thị trường đó siết lại tiêu chuẩn hay tạm dừng nhập thì sầu riêng Việt Nam lập tức bị dội hàng, điều này đã từng xảy ra với nhiều loại trái cây khác.

Để tránh tình trạng này tái diễn ở Tây Nguyên, ông Tuấn đề xuất một số giải pháp, như: Cần quy hoạch lại vùng trồng theo hướng bền vững, có sự phân bổ mùa vụ để tránh thu hoạch dồn dập; khuyến khích nông dân tham gia hợp tác xã để tạo vùng nguyên liệu lớn, dễ ký kết hợp đồng bao tiêu với doanh nghiệp. Các nông hộ cần đẩy mạnh chế biến sau thu hoạch và tìm kiếm thêm thị trường mới ngoài Trung Quốc.

Năm 2024, sản lượng sầu riêng Lâm Đồng xuất khẩu đạt 25.518 tấn.
Năm 2024, sản lượng sầu riêng Lâm Đồng xuất khẩu đạt 25.518 tấn.

Anh Tuấn cũng kiến nghị các cơ quan chức năng cần siết chặt hơn việc quản lý các cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp, đặc biệt là kiểm tra, xử lý nghiêm những nơi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật chứa chất cấm.

"Vài ngày trước, công ty tôi xuất khẩu 2 container sầu riêng (khoảng 35 tấn) đầu tiên của mùa vụ năm nay đi thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, lô hàng này vẫn được nhập bởi đảm bảo chất lượng đầu bên đấy", ông Tuấn nói và cho biết, tháng 6-7 sầu riêng Lâm Đồng chính thức vào mùa vụ chính, trong đó sầu riêng Ri6 khoảng 20 ngày, sầu Thái muộn hơn 10 ngày.

Cần các lớp tập huấn

Ông Nguyễn Thanh Sơn - Giám đốc HTX Nông nghiệp Đạ M’ri ở huyện Đạ Huoai - chia sẻ, mỗi năm huyện Đạ Huoai đều tổ chức hàng chục lớp tập huấn kỹ thuật trồng sầu riêng cho nông dân. Nội dung huấn tập trung vào quy trình canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách cũng như cập nhật thông tin về thị trường, yêu cầu từ phía doanh nghiệp xuất khẩu.

Đông đảo bà con ở huyện Đạ Huoai tham gia tập huấn.
Đông đảo bà con ở huyện Đạ Huoai tham gia tập huấn.

“Bà con tham gia rất đông, vì ai cũng thấy rõ việc làm đúng kỹ thuật thì cây khỏe, trái đẹp, giá bán cao hơn. Bản thân tôi cũng học được cách dùng công nghệ cao như tưới nhỏ giọt, bón phân tự động... để tiết kiệm chi phí và công lao động”, ông Sơn chia sẻ và cho biết nhờ các lớp tập huấn mà bà con thay đổi tư duy canh tác, từ làm theo kinh nghiệm sang làm theo kỹ thuật.

Thống kê Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng (cũ, nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường Lâm Đồng), đến hết năm 2024, tổng diện tích sầu riêng toàn tỉnh đạt 25.610ha. Tỉnh đã cấp 114 mã số vùng trồng sầu riêng với tổng diện tích 5.489,13ha và 10 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng với tổng diện tích nhà xưởng 13.419m².

Tính chung giai đoạn năm 2023-2024, toàn tỉnh Lâm Đồng đã giám sát 116 vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng; lấy 759 mẫu giám định sinh vật gây hại, phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng cadimi (Cd) và chì (Pb). Kết quả, phát hiện 11 mẫu sầu riêng bị nhiễm rệp sáp, 6 mẫu bị nhiễm Cd ở mức rất thấp 0,020-0,024mg/kg so với mức giới hạn tối đa của Trung Quốc (giới hạn cho phép tối đa 0,05mg/kg).

Năm 2024, sản lượng sầu riêng Lâm Đồng xuất khẩu đạt 25.518 tấn, với tổng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng khoảng 104,15 triệu USD, tăng 2,72 triệu USD so với năm 2023. Trong đó, xuất khẩu sầu riêng tươi đạt 20.214 tấn và sầu riêng bóc múi đông lạnh đạt 1.326 tấn.

Theo Thái Lâm (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

null