'Vua' tiền cổ miền Tây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Gần 40 năm sưu tầm, ông Kim Khải (60 tuổi, ngụ xã Hội An, H.Chợ Mới, An Giang) hiện sở hữu hàng trăm loại tiền xu cổ của Việt Nam và được mệnh danh là 'vua' tiền cổ ở miền Tây.
 
Bộ tiền cổ có niên đại hàng ngàn năm được ông Khải trưng bày một cách sáng tạo trên bản đồ Việt Nam. ẢNH: DUY TÂN
Tự nhận mình là người “sưu tầm nghiệp dư” nhưng ông Kim Khải đang sở hữu hàng trăm loại và kích cỡ khác nhau, có niên đại vô cùng phong phú.
Từ 2 đồng xu của người mua ve chai
Ông Khải kể, một lần được người thân cho mấy đồng tiền cổ, ông thích thú và cất giữ cẩn thận. Tình cờ, trong lúc nằm võng ngủ trưa trước nhà, có người bán ve chai cầm xấp tiền xu cũ, ngả màu, năn nỉ ông mua với giá rẻ vì đã bán cho nhiều người nhưng không ai mua. Thương tình, ông mua lại rồi đem đi tẩy rửa và bất ngờ nhận ra đó là 2 đồng tiền Thiên Minh Thông Bảo của chúa Nguyễn vô cùng hiếm. Từ đó, ông bắt đầu đi khắp nơi sưu tầm tiền cổ.
 
Mỗi địa danh trên bản đồ Việt Nam đều được ông Khải chọn ra những đồng tiền mang ý nghĩa gắn liền với địa danh đó . ẢNH: DUY TÂN
 “Niềm đam mê thôi thúc tôi. Cứ nghe ở đâu có người chơi tiền cùng sở thích như mình, có đồng tiền lạ là tôi muốn làm sao có cái gì để đổi cái đồng tiền chưa có. Đam mê cộng thêm may mắn cái tiền cổ này là nó đi tim mình chứ không phải mình đi tìm nó, mình đâu biết ở đâu có mà mình mua, biết ở đâu có mà mình đổi. Đồng tiền cứ tự tìm tới như một cái duyên. Biết mình yêu thích và trân trọng nâng niu thì chắc chắn nó sẽ tìm đến mình hoặc mở đường cho mình tìm đến”, ông Khải chia sẻ.
 
Bộ sưu tập tiền xu của ông Khải. ẢNH: DUY TÂN
Hiện ông Khải đang sở hữu nhiều đồng tiền quý như: tiền Thái Bình Hưng Bảo và Thái Bình Nguyên Bảo thời nhà Đinh; tiền Thiên Phúc Trấn Bảo thời Tiền Lê; tiền Nguyên Phong Thông Bảo, Thiên Phong Nguyên Bảo, Đại Trị Thông Bảo thời nhà Trần; tiền Thánh Nguyên Thông Bảo thời nhà Hồ; tiền Mạc Chính Thông Bảo thời nhà Mạc; tiền Gia Hưng Thông Bảo thời nhà Nguyễn…
 
Theo ông Khải, mỗi đồng tiền xu ẩn chứa những câu chuyện cùng quá trình biến động của lịch sử của dân tộc .ẢNH: DUY TÂN
Những câu chuyện ẩn chứa
Theo ông Khải, tiền không đơn thuần là thước đo giá trị hàng hóa, vật chất… mà còn ẩn chứa những câu chuyện cùng quá trình biến động của lịch sử. Như đồng tiền nhôm 50 xu thời chính quyền Ngô Đình Diệm làm Tổng thống đúc vào năm 1960 thì đồng tiền đúc dày, ghi là 50 xu. Nhưng đến năm 1963, chính quyền Diệm suy yếu thì đồng tiền đúc mỏng hơn, ghi là 50 xu và mặt sau hình bụi tre bị in lật ngược.
 
Những đồng tiền xu sưu tầm được ông Khải giữ gìn, sắp xếp theo trình tự thời gian. ẢNH: DUY TÂN
Trong bộ sưu tập có một số đồng tiền thuộc loại hiếm như 2 đồng tiền Gia Hưng Thông Bảo thời Gia Long. Ông Khải giải thích lúc Nguyễn Ánh bôn tẩu đã cho đúc tiền này sử dụng không muốn dùng tiền nhà Tây Sơn. Sau khi Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn đã thu hồi đồng tiền này, những ai giữ đồng tiền này ông đều đãi ngộ hậu hĩnh do có công giúp ông trong lúc kinh nan. Sau khi thu hồi, nhà Nguyễn đã dùng tiền này làm vật liệu đúc lại với chất liệu tốt hơn và vì thế đồng tiền này rất hiếm
 
 
 
Những đồng tiền cổ trong bộ sưu tập của ông Khải. ẢNH: DUY TÂN
Với ý nghĩa đó mà bộ tiền cổ được ông Khải trưng bày một cách sáng tạo trên mô hình bản đồ Việt Nam. Trên đỉnh bản đồ, ông gắn đồng tiền đúc đầu tiên thời nhà Đinh, sau đó các đồng tiền trải dài qua các triều đại Lý, Trần, Lê… và kết thúc là đồng tiền xu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, phát hành từ năm 1946 - 1950.
 
Vua Quang Trung đúc tiền bằng đồng gồm các loại tiền Thái Đức Thông Bảo, Minh Đức Thông Bảo, Quang Trung Thông Bảo…. ẢNH: DUY TÂN
 
Tiền đồng Thánh Nguyên Thông Bảo thời nhà Hồ vô cùng hiếm hoi . ẢNH: DUY TÂN
Dành hơn nửa đời sưu tầm tiền cổ, đến giờ ông Khải cho biết vẫn tiếp tục sưu tầm và luôn ấm ủ đam mê giải mã ý nghĩa những đồng tiền cổ. “Trong suy nghĩ của nhiều người, những đồng tiền đã ngả màu thời gian chỉ là vật vô tri vô giác. Nhưng với tôi thì nó chứa đựng trong đó những giá trị không thể nào định lượng và gắn liền với biết bao kỷ niệm, thậm chí có lúc mất ăn, mất ngủ cũng vì niềm đam mê này”, ông Khải bộc bạch.
Duy Tân (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.