Hà Tĩnh: Phát hiện lượng lớn tiền cổ thời Lê Sơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều qua 10/10, thông tin từ Bảo tàng Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các nhà khảo cổ Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) tiến hành khai quật và phát hiện một lượng lớn tiền cổ thời Lê Sơ, niên đại thế kỷ thứ XV với hơn 230 xu tiền ở xã Vĩnh Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh).

Những đồng tiền cổ vừa được phát hiện ở xã Vĩnh Lộc
Những đồng tiền cổ vừa được phát hiện ở xã Vĩnh Lộc



Tiền dày dặn, hình tròn, kích thước giao động từ 2,4cm đến 2,5cm, giữa đục lỗ vuông, trên mặt tiền được bố trí bốn chữ Hán thể chân thư, được đúc nổi, cao, sắc nét; viền tiền đều, rõ vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa đảm bảo công năng chống mài mòn nét chữ. Tất cả đều được làm từ đồng nguyên chất.

Trong số tiền được phát hiện có đồng Thuận Thiên nguyên bảo của vua Lê Thái tổ niên hiệu Thuận Thiên được đúc từ 1428 đến 1433 gồm có 2 xu; đồng Thiệu Bình thông bảo của vua Lê Thái Tông, niên hiệu Thiệu Bình được đúc từ 1434 đến 1439 gồm có 20 xu; đồng Đại Bảo thông bảo là đồng tiền cực hiếm trên thị trường tiền cổ, của vua Lê Thái Tông niên hiệu Đại Bảo, được đúc từ 1440 đến 1442 gồm có 1 xu.

Đồng Thái Hòa thông bảo của vua Lê Nhân Tông, niên hiệu Thái Hòa, được đúc từ 1443 đến 1453 gồm có 125 xu; đồng Diên Ninh thông bảo của vua Lê Nhân Tông, niên hiệu Diên Ninh được đúc từ 1454 đến 1449 gồm có 53 xu; đồng Quang Thuận thông bảo của vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Quang Thuận, được đúc từ 1460 đến 1469, gồm có 23 xu; đồng Hồng Đức thông bảo của vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức, được đúc từ 1470 đến 1497, gồm có 8 xu.


 

Cận cảnh một đồng tiền xu thời Lê Sơ vừa được phát hiện
Cận cảnh một đồng tiền xu thời Lê Sơ vừa được phát hiện


Đây là một phát hiện có ý nghĩa rất quan trọng, giúp các nhà khảo cổ nghiên cứu quá trình phát hành, trao đổi tiền tệ thời Lê Sơ, phát triển kinh tế, thương mại trên vùng đất Hà Tĩnh trong lịch sử.

Xuân Sinh (Dantri)

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.