Vua Nước đã từng nổi dậy chống Pháp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Các tài liệu lịch sử đã ghi nhận Vua Lửa đời thứ 11 Siu Ất là người lãnh đạo cuộc nổi dậy giết chết viên quan cai trị Pháp Odend’hand năm 1905 và coi đây là sự kiện tiêu biểu cho tinh thần chống Pháp của đồng bào Jrai trước khi có Đảng. 
Tuy nhiên, điều có lẽ còn ít người được biết là có một Vua Nước (Pơtao Ia) cũng đã nổi dậy chống Pháp. Sự việc này đã được chính Henri Maitre-nhà thám hiểm địa lý người Pháp ghi chép trong “Les Jungles Moi” (Rừng người Thượng)-một công trình khảo sát toàn diện nhất về Tây Nguyên. 
Như chúng ta biết, sau khi đặt ách đô hộ lên Tây Nguyên, thực dân Pháp cũng lập tức áp đặt các loại thuế, xâu để bóc lột, vơ vét. Không chỉ người Kinh, đồng bào dân tộc cũng phải đóng thuế đinh (thuế thân). Sau này, toàn quyền Đông Dương Paul Doumer thay việc nộp thuế bằng hiện vật sang tiền mặt. Để có tiền nộp thuế, đồng bào buộc phải đi làm công cho “nhà nước” hoặc các đồn điền mỗi năm hàng chục ngày. Chính sách bóc lột, vơ vét của thực dân Pháp đã dẫn đến sự xáo trộn lớn trong đời sống của đồng bào các dân tộc; làm dấy lên tinh thần phản kháng mạnh mẽ đối với chính sách sưu thuế của chúng. Một người Pháp viết: “Trong mắt họ, thuế chỉ là một thứ tiền phạt; còn lao dịch là một cảnh nô lệ mà đầu óc độc lập dữ tợn của họ không thể nào chấp nhận. Một công việc, thậm chí nhẹ nhàng, đối với họ là một gánh nặng nếu nó do một người thứ ba chỉ huy. Vì thế, rất dễ hiểu là các cố gắng của chúng ta để thiết lập các cơ sở đều bị chống đối…”.
Trong bối cảnh đó, tháng 12-1897, phái viên của Tòa khâm sứ Stung Treng (bấy giờ thực dân Pháp quy định phần đất phía Đông Gia Lai thuộc sự điều hành của Tòa khâm sứ Stung Treng, Campuchia) đến “lãnh địa” của Vua Nước đã bị tấn công. Không thấy Henri Maitre ghi tên, tuổi nhưng căn cứ vào thời điểm xảy ra sự kiện thì có thể suy đoán đó là vị Vua Nước Rơ Chăm Bo (1897-1955). Trước đó, vào tháng 1-1894, khi chưa “kế vị”, chính Rơ Chăm Bo cũng đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy chống lại “phái bộ” do phái viên Tòa khâm sứ Stung Treng cầm đầu xâm nhập vùng đất của mình.
Tác giả không ghi chi tiết, chỉ cho biết “ông ta (phái viên tòa sứ) bị tấn công và xua đuổi”.  “Lần này được sự thành công lần trước khích lệ và làm cho bạo dạn hơn, vị Sadet (tức Vua Nước) cũng “đón tiếp” đúng như vậy một chuyến khảo sát mới do phái viên Stung Treng tiến hành”. Henri Maitre, rất tiếc đã không cho biết diễn biến cụ thể nhưng qua vài thông tin vắn tắt có thể thấy: Rút kinh nghiệm của cuộc thâm nhập lần trước, lần này đoàn phái viên được cử thêm nhiều lính tham gia. Với một lực lượng áp đảo, cuộc nổi dậy của Vua Nước đã bị chúng đàn áp khốc liệt: “Làng ông ta bị đốt ra tro và người của ông chịu nhiều tổn thất”. Trước tình thế đó, Vua Nước đã phải “rời bỏ triền đất của ông và sang ở gần người đồng sự của ông là Sadet Lửa (tức Vua Lửa) bên triền sông Ayun; ít lâu sau, ông ta mới quay trở lại...”.
Khác với cuộc nổi dậy của Vua Lửa Siu Ất năm 1905 chủ yếu là do niềm tin tâm linh bị xúc phạm, cuộc nổi dậy của Vua Nước lại mang tính chất phản kháng ách cai trị, áp bức của thực dân Pháp. Có thể xem hành động này là truyền thống khởi đầu cho sự bất hợp tác với quân xâm lược sau này, dù chúng có ý định lôi kéo Vua Nước vào các mưu đồ chính trị trên đất cao nguyên. 
NGỌC TẤN
 

Có thể bạn quan tâm

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Ảnh: Franetic)

Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

(GLO)- Ở buôn E Kia (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), ông Hiao Thuyên được biết đến là một nghệ nhân tài hoa khi giỏi cả sáo trúc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca... Bằng những việc làm thiết thực, ông đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Jrai và xây dựng khối đại đoàn kết ở buôn làng.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Biểu tượng vũ trụ trên cây nêu của người Bahnar

Biểu tượng vũ trụ trên cây nêu của người Bahnar

(GLO)- Người Bahnar quan niệm rằng mọi sự vật, hiện tượng đều có sự hiện diện của thần linh và con người phải tôn trọng, thờ cúng. Vì vậy, họ có nếp sống, sinh hoạt văn hóa với hệ thống lễ hội vô cùng phong phú, gắn với vòng đời người và chu kỳ canh tác nông nghiệp.

null