'Vua khỉ' miền Tây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Leo thoăn thoắt lên những ngọn cây cao chót vót, đu từ ngọn cây này qua ngọn cây khác, đốn hạ một gốc cây cổ thụ um tùm chỉ trong nháy mắt, ông Phạm Thanh Tùng - ngụ An Thái Đông, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang - được mọi người gọi là 'vua khỉ'.
 

Thân mình uyển chuyển, thoắt một cái trong chớp mắt ông Tùng đã leo tót lên ngọn cây bần
Thân mình uyển chuyển, thoắt một cái trong chớp mắt ông Tùng đã leo tót lên ngọn cây bần


Nghề đốn cây, tỉa cành ở miền Tây trước đây được rất nhiều người ưa chuộng và chọn theo bởi không cần đầu tư vốn, chỉ bỏ công sức và sự liều lĩnh của mình để mưu sinh. Nhưng để đeo bám được với nghề hơn 27 năm như ông Tùng lại cần nhiều hơn thế.

Vừa đón sinh nhật tuổi 50 nhưng khi được hỏi khi nào "nghỉ hưu", ông Tùng cười nói: "Nghề chọn mình. Cứ làm đến khi nào không có ai mướn nữa thì thôi".

Để đảm bảo an toàn, ông có một nguyên tắc riêng cho mình, đó là tuyệt đối không chủ quan và phải làm việc bằng cái đầu.

Trước khi leo lên một cái cây, ông Tùng đứng tần ngần một hồi lâu, có thể lâu hơn cả thời gian ông đốn cây để nghiên cứu về hướng ngã, xem hướng gió rồi mới cưa.

"Chắc trời phú cho tôi khả năng phán đoán, nên đứng trước bất cứ một cái cây nào tôi cũng có thể đưa ra hướng xử lý nhanh nhất, an toàn nhất để đốn cây" - ông Tùng nói.

Cứ mỗi lần cưa một cây, được chủ trả 200.000 - 500.000 đồng. Nhưng cũng có những người thán phục tài ông nên có thể "boa" số tiền nhiều hơn cả tiền công.

"Nói chung đây vừa là cái nghề mưu sinh nhưng cũng là cái nghiệp mà tôi phải theo. Tôi cũng không chắc là khi nào mình sẽ nghỉ nghề này nữa" - ông Tùng cười nói.


 

 “Vua khỉ” với chiếc xe cà tàng cùng dụng cụ cưa cây lỉnh kỉnh đã rất quen thuộc với dân miền Tây
“Vua khỉ” với chiếc xe cà tàng cùng dụng cụ cưa cây lỉnh kỉnh đã rất quen thuộc với dân miền Tây
 Thường nhóm thợ cưa của ông có từ 2-3 người cùng đi để hỗ trợ nhau
Thường nhóm thợ cưa của ông có từ 2-3 người cùng đi để hỗ trợ nhau
 Leo trèo rất giỏi nhưng không ít lần ông bị tai nạn
Leo trèo rất giỏi nhưng không ít lần ông bị tai nạn
 Biệt danh “vua khỉ” do mọi người đặt cho ông Phạm Thanh Tùng vì ngưỡng mộ về tài leo cây
Biệt danh “vua khỉ” do mọi người đặt cho ông Phạm Thanh Tùng vì ngưỡng mộ về tài leo cây
 Trên ngọn cây cao gần 20m
Trên ngọn cây cao gần 20m
Ăn uống để nạp năng lượng, tránh để bụng đói dẫn đến tay chân bủn rủn khi leo cao
Ăn uống để nạp năng lượng, tránh để bụng đói dẫn đến tay chân bủn rủn khi leo cao
 Con trai ông Tùng cùng đi để học nghề và phụ cha những công việc lặt vặt
Con trai ông Tùng cùng đi để học nghề và phụ cha những công việc lặt vặt


Theo MẬU TRƯỜNG (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.