Các thành viên của gia đình hoàng gia và các nhà lãnh đạo thế giới tham dự buổi lễ kéo dài 2 giờ, bắt đầu vào 10 giờ 15 (giờ GMT) tức 16 giờ 15 giờ Việt Nam.
Chiếc xe ngựa nạm vàng với 6 ngựa kéo đưa Vua Charles III cùng Hoàng hậu Camila từ Cung điện Buckingham qua các đường phố của thủ đô nước Anh đến Tu viện Westminster.
Tại buổi lễ mang đậm nét truyền thống với lịch sử hơn 1.000 năm của Vương triều Anh, Vua Charles III tuyên thệ cam kết trị vì Vương quốc Anh và 14 nước khác trong Khối Thịnh vượng chung "phù hợp theo luật pháp và phong tục". Vua Charles III được xức dầu thánh, tiếp nhận các bảo vật Hoàng gia và đội Vương miện Thánh Edwards. Sau đó, vợ của Nhà Vua, bà Camilla, cũng được phong ngôi vị Hoàng hậu chính thức.
>> Một số hình ảnh lễ đăng quang Vua Charles III. Ảnh: AP
Bắt đầu lễ đăng quang |
Vua Charles III chính thức đăng quang |
Vua Charles và Hoàng hậu Camila trên đường đến Tu viện Wesminster |
Ngai vàng tại Lễ đăng quang |
Đội lính Hoàng gia Anh duyệt binh trong lễ đăng quang |
Người dân Anh chào mừng lễ đăng quang |
Vương miện Vua Charles III trị giá bao nhiêu?
Vương miện hoàng gia (St Edward's Crown) là một trong những biểu tượng dễ nhận biết nhất của chế độ quân chủ Anh trên toàn thế giới. Đó là biểu tượng quan trọng nhất của Hoàng gia Anh. Món đồ trang sức Hoàng gia độc đáo này được tạo ra cho lễ đăng quang của Vua Charles II (để thay thế chiếc vương miện thời trung cổ) được đúc vào năm 1649. Chiếc vương miện nặng gần 2,23kg và được làm bằng vàng nguyên khối. Nó mang hơn 400 viên đá quý, bao gồm 6 viên ngọc bích và 12 viên hồng ngọc, và được hoàn thiện với một chiếc mũ nhung và một dải lông chồn. Những viên ngọc quý là vô giá, vì chúng không được bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu được thẩm định, chúng sẽ được ước tính trị giá gần 6 tỷ USD.
Theo các nguồn tin, giá trị ban đầu của chiếc vương miện này được cho là gần 45 triệu bảng Anh (57 triệu USD). Chỉ riêng gần 2 kg vàng được sử dụng để làm vương miện trị giá trên116.000 bảng Anh (145.000 USD) theo giá hiện tại.
Giống như mẹ của mình, Nữ hoàng Elizabeth II, Vua Charles III sẽ đội cả Vương miện St Edward trong buổi lễ đăng quang và Vương miện Nhà nước Hoàng gia (Imperial State Crown, làm từ năm 1937), là vương miện được Vua Charles III đội khi rời Tu viện Westminster sau lễ đăng quang.
Vương miện Vua Charles III (phải) và vương miện Hoàng hậu |