Vụ Nhật Cường: Lộ diện nhân vật nắm quyền quyết định mua hàng trăm ngàn điện thoại lậu từ nước ngoài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ tháng 7/2015 đến thời điểm bị khám xét, người nắm quyền quyết định việc mua hàng lậu với 16 chủ hàng (nhà cung cấp) nước ngoài là Trần Ngọc Ánh.

Theo kết luận điều tra, Công ty Nhật Cường được thành lập năm 2001 với vốn điều lệ 600 triệu đồng, do Bùi Quang Huy (SN 1974; đang bị truy nã quốc tế) làm Tổng Giám đốc kiêm đại diện theo pháp luật; Trần Ngọc Ánh (47 tuổi; trú tại Tây Hồ, Hà Nội) làm Phó Tổng Giám đốc.

Sau 28 lần thay đổi thông tin, đến năm 2019 vốn điều lệ của doanh nghiệp này ở mức 38 tỷ đồng, do Trần Ngọc Ánh và Bùi Quang Huy đóng góp. Trong đó, Trần Ngọc Ánh đóng góp 3,8 tỷ đồng (tương đương 10%) còn Bùi Quang Huy đóng góp 34,2 tỷ đồng (tương đương 90%).

Trong việc giao dịch đặt mua hàng lậu với 16 chủ hàng (nhà cung cấp) nước ngoài, Bùi Quang Huy là người quyết định việc chi tiền, tìm kiếm, giao dịch, làm việc với các đối tượng người Việt Nam và người nước ngoài để đặt vấn đề mua hàng tại nước ngoài. Sau đó, Huy trực tiếp hoặc chỉ đạo Trần Ngọc Ánh, Hoàng Văn Phong, Mai Tiến Dũng và Đỗ Quốc Huy giao dịch với các nhà cung cấp để thoả thuận về giá cả, số lượng, hình thức thanh toán, giao hàng... để đặt mua hàng; chỉ đạo Đỗ Quốc Huy tham gia tư vấn cho Trần Ngọc Ánh về giá mua, giá bán, số lượng, chủng loại điện thoại cần mua để Ánh tham khảo, quyết định việc mua hàng.

 

Tủ bày điện thoại trống trơn tại cửa hàng Nhật Cường. Ảnh: Tất Định.
Tủ bày điện thoại trống trơn tại cửa hàng Nhật Cường. Ảnh: Tất Định.


Vai trò cụ thể trong việc giao dịch đặt mua hàng lậu như sau: Từ năm 2014 đến giữa năm 2015 Bùi Quang Huy là người tìm kiếm, quan hệ để mua hàng hoá với nhiều nhà cung cấp tại nước ngoài sau đó thuê vận chuyển hàng hoá từ nước ngoài về Việt Nam mà không phải làm thủ tục nhập khẩu theo quy định. Ánh có nhiệm vụ quản lý, theo dõi hàng hoá bán ra, đồng thời tư vấn về số lượng, chủng loại hàng hoá để Huy mua.

Đến giữa năm 2015, Ánh được Huy giao trực tiếp giao dịch mua hàng với các nhà cung cấp và thuê người vận chuyển về Việt Nam mà Huy đã có quan hệ mua bán, thuê vận chuyển trước đó.

Thông qua ứng dụng Whatsapp, Ánh giao dịch thoả thuận với các nhà cung cấp về giá cả, số lượng, chủng loại hàng hoá... để mua hàng tại Hồng Kông. Hàng hoá chủ yếu là điện thoại di động các loại, máy tính để bàn, máy tính bảng, phụ kiện...

Sau khi chốt đơn với nhà cung cấp, Ánh báo cho nhà vận chuyển địa điểm, thời gian để nhận, vận chuyển về Việt Nam mà không phải làm thủ tục nhập khẩu theo quy định, Công ty Nhật Cường cũng không phải cung cấp tài liệu, chứng từ gì liên quan đến hàng hoá cho nhà vận chuyển.

Kết luận điều tra cũng cho biết, mỗi khi có hàng, Ánh sẽ chỉ đạo Nông Văn Lư (36 tuổi, ở Bắc Giang) là lái xe của công ty Nhật Cường đi nhận hàng và nói sẽ có đại diện của đường dây vận chuyển gọi điện để liên hệ giao hàng (Ánh cho bên vận chuyển số điện thoại của Lư). Sau đó, người vận chuyển gọi điện thoại (thường qua ứng dụng Wechat, Whatsapp...) cho Lư để trao đổi, thống nhất thời gian, địa điểm giao hàng.

Lư sử dụng xe ô tô của Công ty Nhật Cường để đi nhận hàng lậu từ người vận chuyển và chở hàng về kho số 39 Lý Quốc Sư (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) để cho một số nhân viên (thuộc bộ phận chuyển hàng từ kho ra các cửa hàng) bê hàng vào kho. Khi Lư bận, không nhận hàng được, Lư nhờ Bùi Quốc Việt (anh ruột của Bùi Quang Huy) đi nhận hàng.


 

Ông chủ Công ty Nhật Cường Bùi Quang Huy (ảnh nhỏ) chi gần 73 tỷ đồng thuê trung gian vận chuyển hàng lậu vào Việt Nam. Ảnh: TL
Ông chủ Công ty Nhật Cường Bùi Quang Huy (ảnh nhỏ) chi gần 73 tỷ đồng thuê trung gian vận chuyển hàng lậu vào Việt Nam. Ảnh: TL


Quá trình nhận hàng, Trần Ngọc Ánh còn chỉ đạo Lư đem tiền mặt để thanh toán tiền cước phí vận chuyển hàng cho các đường dây vận chuyển (Hùng HP, SRV, Việt LS, Hưng ĐA, SH, Hằng LS). Đồng thời, Ánh tạo một nhóm chát qua ứng dụng Whatsapp, Wechat để thông tin về hàng hóa, các công việc liên quan... Nhóm chát gồm có Bùi Quang Huy, Trần Ngọc Ánh, Nguyễn Bảo Ngọc, Nông Văn Lư và Trần Tất Khoa (Giám đốc Công ty Nhật Cường Quảng Châu, Trung Quốc).

Hành vi của của Trần Ngọc Ánh đã phạm vào tội "Buôn lậu", quy định tại khoản 4, điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) với vai trò đồng phạm giúp Bùi Quang Huy thông qua hệ thống các cửa hàng của Nhật Cường tiêu thụ hơn 254.000 sản phẩm, thu trên 3.200 tỉ đồng, hưởng lợi hơn 220 tỉ đồng.

Trước đó như Dân Việt đã đưa tin, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố 15 bị can trong vụ án: Buôn lậu, Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (Công ty Nhật Cường), Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và một số đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trong số 15 bị can, Nguyễn Thị Bích Hằng - Kế toán trưởng Nhật Cường và Nguyễn Bảo Ngọc - Giám đốc tài chính Nhật Cường bị đề nghị truy tố về tội "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Trần Ngọc Ánh, Nguyễn Bảo Ngọc và 12 người còn lại bị đề nghị truy tố thêm về tội "Buôn lậu" gồm Đỗ Quốc Huy - Giám đốc bán hàng Nhật Cường; Nông Văn Lư - nhân viên Nhật Cường; Nguyễn Bảo Trung - lao động tự do; Trần Tất Khoa - Giám đốc Công ty Nhật Cường Quảng Châu; Lê Hoài Phương - nhân viên Nhật Cường Quảng Châu; Ngô Đức Tùng - lao động tự do; Ngô Tuấn Sửu - Giám đốc Công ty CP Đầu tư phát triển hạ tầng Thanh Sơn; Hoàng Văn Phong - Trưởng ngành hàng Apple Nhật Cường; Mai Tiến Dũng - trưởng ngành điện thoại cũ Nhật Cường; Phạm Văn Hiệp - lao động tự do; Bùi Quốc Việt - nhân viên Nhật Cường; Đỗ Văn Dũng - lao động tự do.


Liên quan đến vụ án Nhật Cường, trước đó ông Nguyễn Đức Chung, cựu chủ tịch UBND TP Hà Nội, bị phạt 5 năm tù về tội "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước".

Ông Chung và vợ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án Nhật Cường nên nhờ điều tra viên Phạm Quang Dũng (cán bộ C03, Bộ Công an) thu thập và "nắm thông tin về hướng điều tra".

Từ tháng 7/2019 đến 6/2020, ông Chung đã nhận 6 tài liệu mật về vụ án từ Dũng.


https://danviet.vn/vu-nhat-cuong-lo-dien-nhan-vat-nam-quyen-quyet-dinh-mua-hang-tram-ngan-dien-thoai-lau-tu-nuoc-ngoai-20210120111533852.htm

Theo Quỳnh Nguyễn (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy Đường An Khê triển khai vụ ép mía 2024-2025. Ảnh: Ngọc Minh

Nhà máy Đường An Khê triển khai vụ ép mía 2024-2025

(GLO)- Sáng 27-11, Nhà máy Đường An Khê (tỉnh Gia Lai) triển khai công tác chuẩn bị vào vụ ép mía 2024-2025; phát động ký cam kết chấp hành các quy định của pháp luật về an ninh trật tự, bảo đảm an toàn giao thông đối với Nhà máy Đường An Khê, cá nhân kinh doanh vận tải niên vụ mía 2024-2025.