Vụ bắp buồn ở Lơ Ku

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Mưa lũ kéo dài thời gian qua đã làm hàng trăm ha bắp của người dân xã Lơ Ku (huyện Kbang) chưa kịp thu hoạch bị nảy mầm trên cây. Dù trời đã nắng nhưng nhiều tuyến đường vẫn không thể đi được, bà con đành chất bắp thành đống trên đồng, chấp nhận thiệt hại lớn.

 Bắp chất đống ngoài đồng không thể chuyển về nhà phơi được. Ảnh: L.N
Bắp chất đống ngoài đồng không thể chuyển về nhà phơi được. Ảnh: L.N

Gia đình chị Bạch Thị Ngọc Duyên (thôn 2, xã Lơ Ku) trồng 3 ha bắp hồi đầu tháng 7. Nhờ thời tiết thuận lợi và được chăm sóc chu đáo nên bắp phát triển tương đối tốt. Thông thường, bắp trồng 4 tháng là thu hoạch nhưng do mưa kéo dài nên đến nay gia đình chị mới thu hoạch được. Tuy nhiên, nhiều cây bắp bị ngã đổ đã nảy mầm. Theo tính toán của chị Duyên, gia đình đã đầu tư hết 15 triệu đồng cho 3 ha bắp, chưa tính công bỏ ra nhưng nay sản lượng lại mất hơn một nửa, bắp lại bị nảy mầm, bán không được giá nên thiệt hại càng lớn. Chị Duyên cho biết: Số bắp ngã đổ thì bị thối hết. Mọi năm, 3 ha thu được tầm 15 tấn nhưng nay chỉ được một nửa thôi. Trước đây bắp 30 độ giá bán khoảng 3.500-3.600 ngàn đồng/kg nhưng bắp nảy mầm thì người ta muốn mua giá nào thì mua.
 

Theo thống kê sơ bộ của ngành chuyên môn, toàn huyện Kbang có trên 2.050 ha cây trồng vụ mùa, chủ yếu là bắp, mía, cà phê, lúa rẫy... bị thiệt hại và ảnh hưởng do đợt mưa kéo dài vừa qua. Ước tổng thiệt hại hơn 57 tỷ đồng.

Không chỉ thiệt đơn thiệt kép do bắp bị nảy mầm, một số hộ dân sau thu hoạch còn không thể vận chuyển bắp về được do giao thông bị chia cắt trong đợt mưa lũ vừa qua. Gia đình ông Bàn Văn Thịnh (thôn 2, xã Lơ Ku) trồng được khoảng 2 ha bắp cũng bị nảy mầm rất nhiều. Dù đã thu hoạch xong nhưng gia đình ông đành chất đống trên đồng cả 10 ngày nay vì xe cơ giới không thể ra vào khu sản xuất được. Ông Thịnh buồn rầu cho biết: Năm nay, bắp phát triển tương đối tốt nhưng do thời gian vừa qua mưa kéo dài không thu được nên mọc mầm hết. Năm nay, gia đình tôi trồng bắp nhận đầu tư phân bón của doanh nghiệp mà giờ chỉ thu được một nửa, đủ trả tiền đầu tư, coi như không có tiền chi tiêu cuối năm.

Theo thống kê của UBND xã Lơ Ku, đợt mưa lũ kéo dài vừa qua đã làm thiệt hại trên 500 ha cây trồng vụ mùa của xã. Trong đó, diện tích bắp chiếm gần 320 ha, mức độ thiệt hại từ 50% đến 70% do bắp bị nảy mầm trên cây, thậm chí có diện tích gần như bị mất trắng. Hiện địa phương đã tổng hợp cụ thể để báo lên cấp trên và tìm các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân. Bà Dương Thị Thanh Xuân-Phó Chủ tịch UBND xã Lơ Ku, cho biết: Xã đang chủ động khắc phục tạm thời những đoạn đường giao thông, đảm bảo cho nông dân vận chuyển được số bắp nảy mầm đã thu hoạch để giảm bớt một phần thiệt hại.

 Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.