Vụ “bạo hành học sinh khuyết tật”: Nhiều ý kiến trái chiều

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chị Phạm Thị Thủy và em Hảo. Ảnh: Phương Duyên
Chị Phạm Thị Thủy và em Hảo. Ảnh: Phương Duyên
Báo Gia Lai số ra ngày 6-12-2010 có đăng bài: “Có hay không việc giáo viên bạo hành học sinh khuyết tật”. Sau khi báo phát hành, Tòa soạn đã nhận được nhiều thông tin trái ngược nhau. Để rộng đường dư luận, Báo Gia Lai trích đăng các ý kiến trên.
Linh mục Nguyễn Vân Đông- Quản hạt Giáo phận Pleiku cho rằng cô Hồng là một cô giáo có cái tâm đối với trẻ khuyết tật. Linh mục nhớ rất rõ cách đây 11 năm- khi cô Hồng ngược đường từ TP. Hồ Chí Minh lên Gia Lai tìm đến Giáo xứ Đức An và gặp Linh mục để nói ước nguyện của mình về một ngôi trường dành cho trẻ khuyết tật và qua nhiều năm chứng kiến sự hết lòng vì các cháu, thật lòng yêu thương học sinh bằng sự nghiêm khắc của người cha và tấm lòng yêu thương của người mẹ. Ông tin không có sự bạo hành học sinh như gia đình phụ huynh đã phản ánh
Ông B.Q.K. (tổ 15, phường Tây Sơn, TP. Pleiku) trao đổi: Chắc có lẽ ai trong chúng ta cũng một lần được cắp sách đến trường và cũng đã hơn một lần chạm vào thực tế mà bạn đọc đang tranh luận. Lâu nay, chúng ta cũng đã nghe và thấy việc giáo viên dùng thước đánh vào tay, gõ vào đầu, đánh vào lưng hay véo tai học sinh. Tuy nhiên, nếu quả thực có hiện tượng giáo viên bạo hành học sinh, mà là một học sinh khuyết tật (người đã chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống và không có khả năng bảo vệ mình) như đã phản ánh là không thể chấp nhận được.
Dù đứng ở góc độ gia đình hay pháp luật kể cả về mặt phương pháp giáo dục, việc đánh hay đối xử thô bạo với học sinh dù ở bất kỳ hình thức nào cũng cần lên án. Nếu đây là sự vu khống hoặc phụ huynh chưa hiểu hết bản chất của sự việc thì các cơ quan chức năng cũng cần vào cuộc và lên tiếng để bảo vệ danh dự cho một cô giáo.
Ông P.T.G. (tổ 8, phường Thống nhất, TP. Pleiku) cho rằng: Theo lời giải thích của bà Phạm Thị Hồng (giáo viên phụ trách chung của Trường Khuyết tật Đức An), những vết tích trên mình cháu Nguyễn Thái Hoàn Hảo (11 tuổi) là do người ngoài trường đánh. Vậy thì trách nhiệm của bà Hồng đối với học sinh và gia đình họ đến đâu khi học sinh khuyết tật được cha mẹ tin tưởng gửi con mình vào môi trường này?
Lệ Hằng

Có thể bạn quan tâm

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Chi trả gần 1,1 tỷ đồng bảo hiểm cho khách hàng

Chi trả gần 1,1 tỷ đồng bảo hiểm cho khách hàng

(GLO)-Sáng 22-7, Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) phối hợp với BIDV Nam Gia Lai chi trả quyền lợi bảo hiểm trị giá gần 1,1 tỷ đồng cho gia đình khách hàng Phạm Văn Tụng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai).
Pleiku có 115 hội viên, phụ nữ đã thoát nghèo và cận nghèo

Pleiku có 115 hội viên, phụ nữ đã thoát nghèo và cận nghèo

(GLO)- Chiều 17-7, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP. Pleiku tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ VIII (mở rộng) để sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ TP. Pleiku lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2021-2026), sơ kết công tác Hội và phong trào phụ nữ 6 tháng đầu năm 2024.