Vietinbank đi đầu trong công tác đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khung cảnh làng Klot, xã Kon Gang (huyện Đak Đoa) hôm nay mới mẻ, khác với trước đây là những mái nhà thấp tè, cảnh tượng xác xơ. Cùng với những ngôi nhà mới, trạm y tế, trường học cũng được xây dựng, mái nhô cao như nét điểm xuyết trong bức tranh làng quê ân tình nồng đượm. Đây là món quà, là thành quả từ sự nỗ lực và đóng góp của Vietinbank và Chi nhánh Vietinbank Gia Lai.

Không giấu được niềm phấn khởi, phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Huy Hùng-nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietinbank nói: Chương trình với ý nghĩa vì cộng đồng này của Vietinbank đã được triển khai từ nhiều năm qua và được tất thảy cán bộ, nhân viên, người lao động trong hệ thống đồng tình, hưởng ứng. Vietinbank còn và sẽ còn tài trợ thực hiện nhiều chương trình an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa khắp đất nước. Kết quả đạt được hôm nay tiếp tục là nguồn động viên, khích lệ lớn lao để Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng trong thời gian tới.

 

Cắt băng khánh thành nhà sinh hoạt cộng đồng làng Klot. Ảnh: Sơn Ca
Cắt băng khánh thành nhà sinh hoạt cộng đồng làng Klot. Ảnh: Sơn Ca

Với tư cách là người đại diện cho địa phương hưởng lợi, xúc động và phấn khởi, ông Trương Phước Anh-Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Đak Đoa bày tỏ: Cán bộ, nhân dân huyện chúng tôi rất biết ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ quý báu này của quý ngân hàng. Đây là việc làm thiết thực, kịp thời trong công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo hộ nghèo, bà con dân tộc thiểu số, cũng là sự thể hiện trách nhiệm, tình cảm đối với mảnh đất từng chịu nhiều đau thương mất mát, đóng góp công sức trong kháng chiến.  

Đó là một trong những ví dụ sống động về hoạt động của Vietinbank và Chi nhánh Vietinbank Gia Lai triển khai trên địa bàn tỉnh. Tri ân, chăm lo người có công, tham gia công tác an sinh xã hội là một chương trình rất lớn của Vietinbank với ý nghĩa kinh doanh gắn liền với trách nhiệm cộng đồng. Đặc biệt, chủ trương đúng đắn, tốt đẹp của lãnh đạo Vietinbank đã được sự thống nhất cùng lãnh đạo tỉnh để trở thành quyết tâm chung, nhanh chóng triển khai thực hiện và đạt được những kết quả hết sức ấn tượng.

Với trọng trách được giao, Vietinbank Gia Lai đã khẩn trương cùng với các ngành, địa phương triển khai thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong 3 năm (2009, 2010 và 2011), Vietinbank đã tài trợ xây dựng hàng trăm căn nhà cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo khó khăn về nhà ở thị xã An Khê và các huyện: Mang Yang, Chư Sê, Chư Pưh, Đak Đoa, Chư Prông, Đức Cơ (từ 25 triệu đồng đến 35 triệu đồng/căn); đồng thời tặng mỗi gia đình một phần quà gồm nhiều vật dụng gia đình (2,1 triệu đồng/phần) cho bà con khi về nhà mới. Ngân hàng còn tài trợ xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng tại huyện Đức Cơ trị giá 224 triệu đồng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh một xe cứu thương trị giá gần 1 tỷ đồng và tài trợ Binh đoàn Tây Nguyên xây dựng đài tưởng niệm liệt sĩ với số tiền 6,3 tỷ đồng.  

Ngoài các chương trình trên, Ngân hàng Công thương Việt Nam thông qua Chi nhánh Gia Lai tài trợ cho tỉnh 50 tỷ đồng để đầu tư cải tạo, mở rộng Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ với các hạng mục quan trọng như tượng đài, chuông đồng, tháp chuông. Sau khi công trình hoàn thành, Vietinbank đã phối hợp tổ chức lễ lễ khánh thành đại hồng chung, cầu siêu hương hồn các anh hùng liệt sĩ. Đây là việc làm thể hiện lòng tri ân các anh hùng liệt sĩ hy sinh vì nước và vì nghĩa vụ quốc tế cao cả. Các ngành, các cấp trong tỉnh đã có những đánh giá rất cao việc làm giàu ý nghĩa này của Vietinbank.

 

 

Nhận xét về quá trình 15 năm Vietinbank Gia Lai xây dựng và phát triển, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thế Dũng đánh giá: “Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Gia Lai đã không ngừng phấn đấu vươn lên, phát triển an toàn, bền vững, đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động kinh doanh-dịch vụ, gây dựng được uy tín với khách hàng, ngày càng khẳng định được vị thế trên địa bàn tỉnh. Vietinbank-Chi nhánh Gia Lai đã cùng với hệ thống các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đầu tư tín dụng vào các dự án, công trình trọng điểm, hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh”. Đặc biệt sau khi dẫn ra những việc làm cụ thể, những hoạt động tài trợ thiết thực của Vietinbank, Chủ tịch UBND tỉnh rất cảm kích về sự đóng góp đầy nghĩa tình nhân ái này.

Như vậy với chặng đường 15 năm qua, có thể khẳng định: Cùng với hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, Vietinbank Gia Lai đã đi đầu trong sự đóng góp, hỗ trợ công tác đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo, an sinh xã hội ở địa phương.

Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Để kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm, Siêu thị Co.op Mart Pleiku đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm. Ảnh: V.T

Chủ động nguồn hàng phục vụ Tết

(GLO)- Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp tại Gia Lai đã chủ động nguồn hàng để phục vụ người tiêu dùng với mức giá bình ổn.

Năm 2025 Gia Lai phấn đấu thu ngân sách 6.435 tỷ đồng

Năm 2025 Gia Lai phấn đấu thu ngân sách 6.435 tỷ đồng

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 440/NQ-HĐND về việc quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu-chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2025.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.