Việt Nam có nguồn thư rác đứng đầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Số lượng thư rác trung bình đã tăng lên 56,97%. Việt Nam trở thành quốc gia có nguồn thư rác đứng đầu (12.37%), vượt qua Hoa Kỳ (10.1%) và Trung Quốc (8.96%). 10 nước đứng đầu cũng bao gồm Nga, Brazil, Pháp, Iran và Hà Lan.

 Thư rác lừa đảo vẫn đang phát triển mạnh
Thư rác lừa đảo vẫn đang phát triển mạnh



Trong quý II - 2017, tội phạm mạng tham gia vào việc phân phối thư rác đã cố gắng tận dụng nỗi sợ hãi của người dùng khi cuộc tấn công của ransomware WannaCry xảy ra vào tháng 5.

Biết rằng có rất nhiều người bị lây nhiễm ransomware này và đang tìm kiếm cách để lấy dữ liệu bị mã hóa của họ, chúng đã gửi thư rác và email lừa đảo, cung cấp cho người dùng các dịch vụ khác nhau để chống lại cuộc tấn công này.

Đây là một trong những phát hiện chính của báo cáo "Spam và lừa đảo trong quý II năm 2017” của Kaspersky Lab.


 

Các thống kê về nguồn phát tán thư rác trên thế giới
Các thống kê về nguồn phát tán thư rác trên thế giới
Bà Darya Gudkova, chuyên gia phân tích thư rác tại Kaspersky Lab cho biết: “Việc sử dụng WannaCry trong các hàng loạt thư rác đã chứng minh rằng bọn tội phạm mạng rất nhanh nhạy và tận dụng tốt các sự kiện quốc tế. Hơn nữa, chúng đã bắt đầu tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực B2B, coi đó là tiềm năng sinh lợi”.


Được biết một trong những xu hướng chính trong ba tháng của quý II là số lượng thư được nhắm mục tiêu đến hệ thống  doanh nghiệp.


Những kẻ gửi thư rác đã bắt đầu che dấu các thư độc hại dưới dạng thư gửi từ doanh nghiệp, bằng cách sử dụng các đặc tính của các dịch vụ mail công ty, bao gồm chữ ký thực, logo và thậm chí thông tin ngân hàng. Trong các tài liệu đính kèm email, tội phạm mạng đã gửi các gói khai thác nhằm mục đích ăn cắp FTP, email và các mật khẩu khác.

Ngoài ra, trong quý II năm nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự tăng trưởng về số lượng thư kèm theo các Trojan, được gửi dưới danh nghĩa các dịch vụ chuyển phát quốc tế. Kẻ gửi thư rác đã gửi các báo cáo vận chuyển với thông tin về các lô hàng bưu kiện không tồn tại.

Với mục đích lây nhiễm vào máy tính hoặc ăn cắp thông tin cá nhân, tội phạm mạng đã lây lan link download phần mềm độc hại, bao gồm Trojan ngân hàng Emotet, lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2014.

Nhìn chung, theo báo cáo mới của Kaspersky Lab, lượng thư rác độc hại tăng 17%.


Các xu hướng và số liệu thống kê quan trọng khác trong quý II, được đánh giá bởi các nhà nghiên cứu của Kaspersky Lab, bao gồm:

+ Số lượng thư rác trung bình đã tăng lên 56,97%. Việt Nam trở thành quốc gia có nguồn thư rác đứng đầu (12.37%), vượt qua Hoa Kỳ (10.1%) và Trung Quốc (8.96%). 10 nước đứng đầu cũng bao gồm Nga, Brazil, Pháp, Iran và Hà Lan.

+ Botnet Necurs vẫn hoạt động. Tuy nhiên, các chuyên gia đã phát hiện ra sự giảm sút về khối lượng thư rác được gửi từ mạng botnet này, và sự không ổn định của nó.

+ Quốc gia bị nhắm mục tiêu nhiều nhất bởi các email độc hại là Đức. Trung Quốc đứng thứ hai, theo sau là Anh, Nhật Bản và Nga. Các mục tiêu phổ biến khác bao gồm Brazil, Ý, Việt Nam, Pháp và Hoa Kỳ.

+Hệ thống chống lừa đảo của Kaspersky Lab đã được kích hoạt 46.557.343 lần trên máy tính của người dùng Kaspersky Lab. Phần trăm người sử dụng bị ảnh hưởng lớn nhất là ở Brazil (18,09%). Nhìn chung, 8.26% người dùng sản phẩm Kaspersky Lab trên toàn thế giới bị tấn công bởi lừa đảo.

+ Mục tiêu chính của các cuộc tấn công lừa đảo vẫn giữ nguyên và chủ yếu là mảng tài chính: ngân hàng, dịch vụ thanh toán và các cửa hàng trực tuyến.

Bá Tân (sggp)

Có thể bạn quan tâm

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) an toàn và vững bền, các hệ thống trí tuệ tăng cường kết hợp trí tuệ tự nhiên và trí tuệ nhân tạo, Chính phủ sử dụng AI phục vụ tốt nhất cho công dân... là những vấn đề thời sự toàn cầu được các nhà khoa học quốc tế thảo luận tại hội thảo diễn ra sáng nay 11.1.