Việt-Hàn thí điểm dịch vụ xác nhận thông tin hàng hóa qua ứng dụng KPS

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
KPS là một dịch vụ giúp người tiêu dùng Việt Nam kiểm tra thông tin cụ thể của hàng hóa Hàn Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam, xác định đó có phải là hàng hóa giả hay không.
 
Ảnh minh họa. (Nguồn: thesmartlocal.com)
Ảnh minh họa. (Nguồn: thesmartlocal.com)
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn nguồn truyền thông Hàn Quốc cho biết tại "Hội nghị Vụ trưởng về chính sách phân phối hàng hóa Hàn-Việt" tổ chức trực tuyến ngày 9/4, hai nước đã nhất trí xúc tiến dự án "Korea Product Scan - KPS" thí điểm.
KPS là một dịch vụ giúp người tiêu dùng Việt Nam kiểm tra thông tin cụ thể của hàng hóa Hàn Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam, xác định đó có phải là hàng hóa giả hay không, bằng một ứng dụng trên điện thoại di động.
Dịch vụ này hoạt động trên nguyên lý nhận diện thông tin sản phẩm ghi trên mã vạch điện tử (barcode) tiêu chuẩn quốc tế của sản phẩm thông qua ứng dụng điện thoại.
Ông Cheon Young-gil, quan chức Bộ Công nghiệp, Thương mại và Tài nguyên Hàn Quốc đã đề xuất với phía Việt Nam tiến hành thí điểm dự án này nhằm thúc đẩy thương mại điện tử song phương.
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương Việt Nam cho biết trong thời gian qua, thị trường Việt Nam tràn ngập sản phẩm giả mạo hàng Hàn Quốc, khiến người tiêu dùng gặp nhiều bất tiện. Ông hy vọng với KPS, người tiêu dùng Việt Nam sẽ thêm tin tưởng hàng hóa Hàn Quốc.
Tại cuộc họp này, hai bên cũng đã chia sẻ nhiều thông tin, trong đó có lĩnh vực phân phối hàng hóa. Hàn Quốc và Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác phân phối hàng hóa năm 2013.
Mạnh Hùng (TTXVN/ Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

null