Vị thế của người thầy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hôm nay (5-9), hơn 22 triệu học sinh, sinh viên cả nước chính thức bước vào năm học mới 2022-2023.

Chủ đề năm nay cho toàn ngành được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đặt ra là "Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo".

Có thể thấy "nâng cao chất lượng giáo dục" là cụm từ khóa quan trọng nhất trong mục tiêu Bộ GD-ĐT đã đề ra. Đó cũng chính là mong mỏi của toàn xã hội, là kỳ vọng của hàng triệu gia đình, là nỗ lực của đội ngũ nhà giáo và là ước mơ của bao học sinh. Chất lượng giáo dục không chỉ bảo đảm mà đòi hỏi phải được nâng lên, ngày càng cao hơn, để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng lớn của đất nước, hòa nhịp với nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Trên hành trình Việt Nam hội nhập quốc tế, nếu GD-ĐT chựng lại, tức là tụt hậu, sẽ trì kéo đà phát triển của đất nước. GD-ĐT phát triển thì khoa học-công nghệ mới tiến bộ, nhờ đó kinh tế mới thịnh vượng, xã hội mới phồn vinh.

Vì vậy, nâng cao chất lượng GD-ĐT là nhiệm vụ cao nhất của mọi nhiệm vụ mà "cỗ máy cái" phải nỗ lực hoàn thành. Nhưng, làm thế nào để đạt được mục tiêu, đó mới là vấn đề.

Giải pháp chính là phải tái khẳng định người thầy là trung tâm và định vị lại vai trò trung tâm thật sự của người thầy. Trước hết, cần khắc phục sớm tình trạng thiếu giáo viên.

Vấn đề lớn nhất, khó nhất này, nay đã có hướng giải quyết. Cụ thể, Bộ Chính trị mới đây đã ban hành Quyết định số 72-QĐ/TW giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn năm 2022-2026, riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập. Hiện Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai tuyển dụng.

Chủ trương tăng biên chế đã có, song tuyển dụng được hay không là chuyện khác, đấy là chưa nói đến việc phải làm sao giữ chân cho được đội ngũ giáo viên hiện có. Do vậy, một thách thức gay go nữa là cần sớm xây dựng thang bảng lương, thu nhập, đãi ngộ đặc thù cho nghề giáo, bảo đảm cho thầy cô chuyên tâm theo nghề, hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời ngăn dòng bỏ dạy vốn diễn ra khá nhức nhối trong thời gian gần đây.

Ba năm qua, Bộ GD-ĐT phát động thực hiện mô hình "Trường học hạnh phúc", theo đó học sinh mỗi ngày đến trường phải là một ngày vui, trường học phải là "nơi ước đến, chốn mong về". Đây là mô hình tiến bộ, nhân văn, song đừng để "hạnh phúc" dồn cả cho phía người học, mà thầy cô giáo cũng phải thật sự cảm nhận và thụ hưởng được "hạnh phúc" từ nghề cao quý của mình.

Theo DƯƠNG QUANG (NLĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...