Về Phố núi hẹn hò cùng tam giác mạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngay giữa TP. Pleiku có một vườn hoa tam giác mạch thu hút nhiều người đến chiêm ngưỡng và chụp ảnh. Vườn hoa này có diện tích 1 ha, nằm trong quần thể sinh thái Năm Dũng farm (29 Chu Mạnh Trinh, phường Hội Phú, TP. Pleiku).
Khi nắng đã trở nên dịu dàng, những cơn gió heo may thôi khắc khoải thì nơi này bỗng chốc trở thành địa điểm check-in cho nhiều bạn trẻ. Một không gian xanh như gần hơn và tạo nên khung cảnh nên thơ, trong lành. Ngay từ đầu cổng, men theo 2 hàng hoa sao nhái, bạn sẽ ngạc nhiên và thích thú với từng khoảnh khắc đẹp ở đây. 
 Vườn hoa tam giác mạch ở quần thể sinh thái Năm Dũng farm thu hút nhiều người đến tham quan và chụp ảnh. Ảnh: N.T.D
Vườn hoa tam giác mạch ở quần thể sinh thái Năm Dũng farm thu hút nhiều người đến tham quan và chụp ảnh. Ảnh: N.T.D
Hiếm thấy loài hoa nào thay đổi màu sắc nhiều như tam giác mạch. Khi chớm nở, hoa khoe sắc trắng tinh khôi, rồi cứ thế, trước hơi thở của đất trời mà chuyển sang màu hồng phớt ánh tím, cuối cùng ngả màu đỏ sẫm. Dù khoác lên mình bất kỳ màu áo nào thì cả một vườn rộng lớn, bạt ngàn hoa tam giác mạch cũng khiến người ta ngây ngất, khó kiềm lòng trước vẻ đẹp mong manh mà quyến rũ.
Vừa dẫn khách đi tham quan nông trại của mình, anh Châu Thế Dũng vừa kể về cơ duyên đến với hoa tam giác mạch. Khoảng tháng 10-2018, anh mua hạt giống tam giác mạch về trồng. Ban đầu, anh chỉ trồng hoa trong luống đi, ai đến cũng khen đẹp. Dần dần, nhận thấy khả năng phát triển du lịch nên anh mạnh dạn trồng 4 sào hoa với 5 ô vườn. “Khí hậu ở Pleiku thích hợp để trồng hoa và tam giác mạch là loài hoa bền bỉ, chịu rét và thiếu nước giỏi nên dễ dàng sinh trưởng. Nhìn sơ thì chúng ta cứ ngỡ đây là hoa cải trắng hoặc hoa dại nhưng thực sự nét trắng muốt tinh khôi lại là vẻ đẹp rất kiêu sa. Sắp tới, nông trại sẽ trồng thêm để du khách mãn nhãn”-anh Dũng hồ hởi tiết lộ.
Dường như có một mối liên kết giữa những mùa hoa theo vòng tuần hoàn của thời gian. Khi hoa muồng vàng nở rộ cũng là lúc dã quỳ khoe sắc. Để rồi khi dã quỳ chớm tàn là thời điểm những loài hoa từ vùng Tây Bắc xa xôi như tam giác mạch lại bừng sắc tinh khôi giữa cao nguyên lộng gió. Mùa nối mùa, hoa nối hoa, những loài hoa đã khiến vùng đất vốn lung linh lại càng thêm rực rỡ sắc màu bằng sự xếp đặt tài tình của thiên nhiên. Cũng vì thế mà chỉ một vài góc nhỏ trong lòng phố bừng sắc xuân ca cũng khiến bao người đi qua, dù vội vã đến mấy, cũng phải nán lại chụp nhanh vài tấm hình, hoặc chí ít cũng sẽ vấn vương mà ngoảnh đầu lại để được đắm mình và hẹn hò trong không gian rực rỡ của mùa xuân.
Nguyễn Thị Diễm

Có thể bạn quan tâm

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

(GLO)- Hình thành những làng nghề truyền thống để tạo sinh kế bền vững, góp phần giữ rừng, làm du lịch là mục tiêu của Dự án đào tạo nghề đan lát, làm cung nỏ cho người Bahnar ở 3 ngôi làng Kon Jôt, Kon Nak, Kon Pơdram thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Trong 4 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,7 triệu lượt người, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Người châu Á đến Việt Nam du lịch nhiều nhất, đạt gần 6 triệu lượt người nhờ chính sách thị thực thuận lợi và tổ chức các ngày lễ lớn của dân tộc.

Ẩm thực truyền thống của người Bahnar đến từ làng du lịch cộng đồng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang). Ảnh: Hoàng Ngọc

Văn hóa "chắp cánh" cho du lịch Gia Lai

(GLO)- Cuộc thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm và ẩm thực truyền thống phục vụ du lịch là dịp hội ngộ của những nghệ nhân giỏi tay nghề toàn tỉnh Gia Lai, đồng thời là hành trình khơi dậy kho tàng văn hóa, kết tinh thành sản phẩm quà tặng mang dấu ấn riêng của vùng đất cao nguyên.